Ba mẹ đang đặt yêu cầu cao đối với giáo dục tiểu học
Trong các gia đình hiện đại hiện nay, rất nhiều ba mẹ hướng con tới môi trường quốc tế từ sớm với mong muốn con có thể tự tin bước ra thế giới. Những khái niệm “công dân toàn cầu”, “làm chủ những kỹ năng Thế kỷ 21” đang trở nên vô cùng phổ biến trong những cuộc thảo luận của những ba mẹ chú trọng đến việc tìm hiểu việc học tốt nhất cho con.
Tuy nhiên, ở lứa tuổi tiểu học, việc ba mẹ bên con quá nhiều hay quá ít đều gây ra những tác động không tốt tới sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. Thực tế là ngay cả những người có nhiều thời gian cho con cũng chưa hẳn đã biết cách đi vào thế giới của con. “Bé thường sẵn sàng chia sẻ với bạn nhiều hơn với bố mẹ. Vì thế, đôi lúc, mình phải đi đường vòng bằng việc thông qua bạn bè của con để có thể hiểu con hơn”, chị Lê Phương Hà (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ.
Ở một khía cạnh khác, khi xã hội xuất hiện không ít bất cập, ba mẹ ngày càng mong muốn kiểm soát an toàn và hiệu quả học tập của con. Khi đó, thầy cô trở thành điểm tựa vô cùng quan trọng, nhận trách nhiệm vừa là người truyền thụ kiến thức, vừa là người bạn hiểu được tâm lý của trẻ, vừa phải đáp ứng được những nhu cầu theo dõi sát sao việc học của con từ phụ huynh.
Và, “cuộc hôn phối” giữa công nghệ và giáo dục đã đem tới lời giải cho những kỳ vọng tưởng chừng như quá cao của ba mẹ. Một trong số những giải pháp tối ưu và được các phụ huynh Việt lựa chọn nhiều nhất hiện nay chính là học 1:1 cùng giáo viên tiểu học Mỹ. Giải pháp này đã giúp trẻ có được người thầy quốc tế “n trong 1” đáng tin cậy từ nửa kia trái đất.
“Tôi có một người bạn nhỏ 9 tuổi cách xa nửa vòng trái đất. Chúng tôi thường gặp nhau vào thời điểm tôi bắt đầu ngày mới còn cô bé thì chuẩn bị lên giường đi ngủ. Cô bé thường bắt đầu buổi học vào ca muộn (21h30) với vẻ hơi mệt mỏi vì trải qua một ngày dài học tập. Tuy nhiên, sau một vài câu chuyện hỏi han, chúng tôi bắt đầu cười lớn. Cô bé bắt đầu tâm sự rất nhiều chuyện ở trường lớp. Chúng tôi không còn bất cứ rào cản ngôn ngữ cũng như địa lý nào. Khi chào tạm biệt với vụ cười thư giãn trên môi, tôi tin rằng cô bé sẽ có giấc ngủ ngon và tôi thì bắt đầu một ngày mới tràn đầy hứng khởi như thế”., Cô Christina J., giáo viên của nền tảng Kidtopi chia sẻ.
Khi thầy cô làm chủ công nghệ để làm bạn, làm thầy và nhà tâm lý học cho trẻ
Đã có thời, vai trò của máy móc được đề cao thái quá với khả năng thay thế sức lao động của con người. Thậm chí, đã từng có những dự đoán cho rằng giáo viên cũng là một trong những công việc có nguy cơ bị xóa bỏ bởi cuộc cách mạng 4.0.
Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, sự hỗ trợ của công nghệ đã giúp cho việc dạy học hiệu quả hơn rất nhiều. Ở một nền giáo dục phổ thông hàng đầu thế giới như Phần Lan, cũng là nơi đã ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại bậc nhất vào giáo dục, vai trò của thầy cô đối với cảm xúc cá nhân của người học càng được đề cao.
“Sự giúp sức của công nghệ đã khiến công việc của chúng tôi trở nên hiệu quả hơn rất nhiều so với giảng dạy truyền thống. Công nghệ AI với khả năng “nhận diện cảm xúc” của học sinh cho phép chúng tôi kịp thời nắm bắt được độ tập trung của bé trong lớp, phân biệt cảm xúc để biết bé hứng thú với bài học đến đâu. Đây là điều mà các lớp học truyền thống không đáp ứng được.”, cô Molly McFall, Thạc sỹ giáo dục, chuyên gia 10 năm trong lĩnh vực giáo dục sớm tại các trường tư thục và công lập tại Mỹ, đồng thời là giáo viên Kidtopi chia sẻ.
Thuận lợi là vậy, nhưng thách thức cũng không hề nhỏ. Giảng dạy với công nghệ là một công việc khó khăn mà không phải giáo viên nào cũng thực hiện được.
“Mắc lỗi để hoàn thiện và trưởng thành là điều cần thiết trong giáo dục. Vì thế đầu tiên, chúng tôi cần hết sức kiên nhẫn và biết cách khích lệ, khơi gợi hứng thú cho trẻ bởi chúng rất hay xấu hổ, đặc biệt khi mắc lỗi. Những giáo viên tiểu học như chúng tôi cần ít nhất trên 5 năm kinh nghiệm để có thể học được cách truyền cảm hứng, “đánh tan” tâm lý sợ sai, giúp trẻ dám thể hiện mọi điểm mạnh cũng như điểm yếu và qua đó tối ưu hoá tiềm năng của trẻ. Việc đáp ứng yêu cầu này càng không hề đơn giản khi giáo viên giảng dạy từ xa bởi trẻ tiểu học vô cùng hiếu động.”, cô McFall phân tích.
Điều này đòi hỏi các giáo viên phải nắm vững kiến thức tâm lý, kỹ năng sư phạm cùng kinh nghiệm giảng dạy trực tuyến lâu năm cho trẻ tiểu học. Vì thế, để có thể tham gia giảng dạy tại những nền tảng như Kidtopi, các thầy cô buộc phải tốt nghiệp từ các trường đại học tốp 100 của Mỹ hoặc Canada chuyên ngành giáo dục hoặc liên quan đến trẻ em; có trên 5 năm kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu tại các trường mẫu giáo/tiểu học Bắc Mỹ; có chứng chỉ giảng dạy Cấp Bang (State Certificate) và đang dạy tại các trường tiểu học Top 1 của Mỹ được SchoolDigger/Niche.com xếp hạng A+; được tuyển chọn qua 3 vòng và dạy thử 2 vòng. Được biết, chỉ có 7,4% giáo viên đăng ký vượt qua vòng tuyển chọn với 19 tiêu chí sư phạm khắt khe của Kidtopi.
Thế nhưng, thách thức này không ngăn cản sức phát triển của mô hình học tập mới này. Thâm nhập thị trường khá lặng lẽ, thế nhưng chỉ trong vài tháng, hàng trăm phụ huynh đã đăng ký cho con theo các khóa học Kidtopi. Có thể nói, thành công của những mô hình học tập mới như Kidtopi là dấu hiệu rõ nét của cuộc dịch chuyển tư duy về giáo dục, báo hiệu một xu hướng mới đặt phương pháp học tập đề cao hiệu quả lên hàng đầu của một tầng lớp ba mẹ tiên tiến hiện nay.
Tìm hiểu thêm về Kidtopi: http://bit.ly/kd01dt