Xâm hại tình dục ảo – nguy cơ thật

Tác giả: coaynoi
Đăng ngày: 26/07/2017
Lần cập nhập cuối: 19/04/2021

Xâm hại tình dục ảo – Phụ huynh cần nâng cao cảnh giác!

Theo ước tính của UNICEF, trên thế giới, mỗi ngày, có đến 720.000 hình ảnh mang tính chất khiêu dâm, bạo lực… liên quan đến “lạm dụng trẻ em” được đưa lên internet. Và hiện tại, khi mạng xã hội bùng nổ, con số này chắc chắn còn cao hơn nữa nếu không có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.

Bàn về nguy cơ bị xâm hại tình dục trong thế giới ảo, chị Nguyễn Thị Loan – giáo viên trường PTTH Thực Nghiệm Hà Nội, phụ trách chương trình “Tình nguyện trẻ – tuyên truyền giáo dục về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, HIV” khẳng định tương tự như xâm hại tình dục ngoài đời thực, hậu quả của xâm hại tình dục trong thế giới ảo là khôn lường. Nó không chỉ khiến trẻ bị hoảng loạn, luôn nghĩ mình là đồ bỏ, dần trở nên khó hòa nhập với xã hội, mà đôi khi, nó còn khiến trẻ có những hành vi tiêu cực như: tự làm đau mình, thậm chí là tự tử. Thực tế, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: nếu bị xâm hại tình dục trong một thời gian dài, nhiều trẻ sẽ dần chấp nhận điều đó và bắt đầu hình thành cách nghĩ và lối sống sai lệch. Với những trẻ bị kẻ xâm hại ép gặp mặt và ép quan hệ, trẻ sẽ có thêm nguy cơ mang thai ngoài ý muốn, hay mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục…

Cần giúp trẻ “tăng sức đề kháng” – Biện pháp nào nên sử dụng ?

Hiểu rõ sự nguy hiểm của xâm hại tình dục qua mạng, nhiều phụ huynh đã tìm cách cấm đoán con sử dụng internet, thế nhưng, chị Loan cho rằng: việc này thực sự không phải là một giải pháp hay, bởi rõ ràng, trong thế giới hội nhập này, internet là một phần không thể thiếu để trẻ có thể tự tin hòa nhập với xã hội. Hơn nữa, chẳng có cha mẹ nào có thể quản lý con 24/24, và chẳng có gì đảm bảo rằng: trẻ sẽ tuân thủ lệnh cấm của bố mẹ, nếu như không muốn nói rằng: ở lứa tuổi đang phát triển và hoàn thiện tâm sinh lý, càng cấm, trẻ sẽ càng làm ngược lại.

Cấm đoán không được, cho sử dụng cũng không xong, thế nên, theo gợi ý của chị Loan, mỗi phụ huynh cần phải tự trang bị cho con những kiến thức cần thiết để tự bảo vệ mình như: tuyệt đối không để lộ thông tin cá nhân, không nói chuyện với bất cứ ai về tình dục , chia sẻ ngay với cha mẹ, người thân nếu ai đó cố tình nói về vấn đề đó, không hẹn hò gặp mặt với người mới quen mà không có sự cho phép của bố mẹ…

Mặc dù giải pháp trên có thể phần nào giúp trẻ hiểu rõ nguy cơ của việc bị xâm hại tình dục trên mạng, thế nhưng, với sự tinh vi của những kẻ từng trải, thậm chí là có học thức, trẻ vẫn có thể bị xâm hại ngay tại nhà. Thế nên, bên cạnh đó, phụ huynh cần tìm cách hạn chế con tiếp xúc với web đen, web có địa chỉ không rõ ràng, hạn chế thời gian truy cập internet của trẻ… Bố mẹ có thể cài đặt thời gian sử dụng hoặc sử dụng các phần mềm kiểm duyệt, tạo hành lang an toàn cho trẻ khi sử dụng internet.

Hiện nay, các phần mềm như kiểm duyệt internet như Safeinternet, Sustodio, Netnanny, Vodafone… rất phổ biến ở các nước phát triển. Ở Việt Nam, nhà mạng Viettel cũng tiên phong cung cấp cho người dùng giải pháp SafeNet giúp truy cập Internet an toàn. Với SafeNet, các bậc phụ huynh có thể chủ động việc cấp quyền truy cập các trang web và giám sát việc sử dụng internet của trẻ. SafeNet cho phép bố mẹ chặn những nội dung không phù hợp với trẻ em bao gồm: web đen, web lừa đảo…, thậm chí là những web chơi game trực tuyến. Mỗi ngày, Viettel sẽ cập nhật thêm danh sách các web bị cảnh báo để phụ huynh có thể cập nhật vào danh sách chặn của mình nếu thấy cần thiết. Ngoài ra, dịch vụ này còn cung cấp thêm tính năng kiểm soát thời lượng online nên dù có vắng nhà cả ngày, cha mẹ cũng không phải lo lắng về việc trẻ cả ngày “vùi đầu” vào internet.

SafeNet là dịch vụ tiệc ích dành cho các khách hàng đang sử sụng Internet cáp quang (FTTH) của Viettel. Giúp bảo vệ bạn và gia đình trước các nguy cơ tiềm tàng của Internet như: mã độc, nội dung không phù hợp với trẻ em, web lừa đảo, kiểm soát chơi game trực tuyến, quảng cáo làm phiền người dùng…

Từ 01/07/2017 Viettel dành tặng 01 tháng trải nghiệm dịch vụ miễn phí dành cho toàn bộ khách hàng.

Tham khảo thêm tại http://safenet.vn hoặc gọi đến số 18008119 (miễn phí).

Exit mobile version