17 năm mới trở lại làm phim ngắn, Vũ Ngọc Đãng vẫn tiếp tục chiêu đãi người xem bằng một bữa tiệc đầy cảm xúc về câu chuyện Tết xưa – Tết nay. Vậy đâu là động lực để “đạo diễn bạc tỷ” này trở lại với phim ngắn này?
Không đành lòng nhìn Tết nhạt và sự cô đơn của người lớn
Chỉ với vỏn vẹn hơn 5 phút, “Đúng Tết nhà mình rồi, Muối ơi!” đã đưa người xem đi qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, và đặc biệt hơn là sự đồng cảm bởi dường như ai cũng thấy mình trong đó. Một người bà tuổi già sức yếu đã gần lẫn; những người con, những đứa cháu – những người trẻ thuộc thế hệ hiện đại – tất cả tạo nên những mảnh ghép gia đình có phần… rời rạc bởi Tết đã gần kề mà “người phone, người pad, người chat, người selfie…”, ai cũng tự cô lập mình bằng thế giới ảo của riêng mình. Đã là ngày 30 Tết, Tết đã đến thật gần nhưng người bà vẫn thấy lạc lõng trong chính căn nhà của mình, và bà quyết định “khăn gói lên đường” về nhà ăn Tết cùng người thân.
Chia sẻ về cốt truyện có phần mâu thuẫn nhưng cũng lại hợp lý vô cùng của bộ phim, đạo diễn Vũ Ngọc Đãng cho biết: “Tôi đã nghe rất nhiều người trẻ mải mê chê Tết nhạt, và tôi cũng tận mắt chứng kiến biết bao người già cô đơn và lạc lõng trong chính gia đình mình. Nói thật, tôi không đành lòng nhìn người ta chê Tết nhạt và chứng kiến người lớn cô đơn nữa, nên tôi quyết định làm bộ phim ngắn này.”
Phim ngắn ngày Tết của Vũ Ngọc Đãng
Sử dụng hình ảnh người bà bị lẫn, Vũ Ngọc Đãng đã khơi dậy hình ảnh về những mùa Tết không hề tẻ nhạt. Trong tâm trí của của người bà, Tết ngày xưa hiện lên là những ngày cả gia đình cùng xúm xít, gắn kết bên nhau, tấp nập chuẩn bị đón giao thừa và rộn rã tiếng cười tận hưởng những ngày đầu xuân hạnh phúc. Những tưởng đó chỉ là căn bệnh của người già, nhưng không, chính nỗi cô đơn vì sự thờ ơ, mất đi kết nối của những thành viên trong gia đình mới là lý do khiến người bà “hoá lẫn” và hớt hải đi tìm lại cái Tết “thật” của gia đình ngày xưa.
Rước lân về nhà – Tết đã thật gần
Đưa ra “nút thắt” tưởng chừng khó gỡ, thế nhưng Vũ Ngọc Đãng đã dễ dàng mở ra cái kết thật đẹp cho bộ phim ngắn dài hơn 5 phút của mình. “Khi sự thờ ơ với Tết đến từ cách người trẻ chìm đắm trong thế giới ảo của riêng mình, chỉ cần một hồi chuông thức tỉnh, họ sẽ dễ dàng nhận ra và thay đổi. Đừng vội đổ lỗi cho công nghệ bởi công nghệ không có lỗi, nó nằm ở cách chúng ta sử dụng công nghệ như thế nào mà thôi.
Đừng biến những công cụ kết nối trở thành tội đồ của sự thờ ơ và lãnh đạm giữa con người với nhau, hãy dùng chính công nghệ để mở ra kết nối thật.” – Đạo diễn Vũ Ngọc Đãng nói về lý do anh sử dụng hình ảnh những chiếc điện thoại nối dài vào nhau và kết nối với ứng dụng online “Rước lân về nhà” của Pepsi làm nên dây pháo công nghệ để làm phân cảnh kết của bộ phim.
Quả thật, bằng thủ thuật đan xen giữa hiện tại và ký ức, giữa người trẻ và người già, giữa truyền thống và hiện đại, Vũ Ngọc Đãng đã đem đến một câu chuyện Tết thật đẹp và ý nghĩa cho người xem. Những bài học được rút ra, những chiếc smartphone được đặt xuống lại gần nhau, những dây pháo được kết nối và những âm thanh giòn tan của ngày Tết đã thật sự vang lên. Và người bà hoá lẫn đã thật sự nở nụ cười hạnh phúc trên môi khi cảm nhận được đây “Đúng tết nhà mình rồi Muối ơi”.
“Tết là thế – Tết là kết nối, và Tết chỉ bắt đầu từ chính sự hiện diện trọn vẹn của những người thân yêu bên gia đình. Mỗi người chúng ta hãy tự là những hạt muối, hãy kết nối và ngưng thờ ơ! Vì chỉ có kết nối thật mới làm đậm ký ức, đậm tình thân và tạo nên một cái tết thật đã. Đó cũng chính là thông điệp mà tôi cùng với nhãn hàng Pepsi muốn truyền tải đến với tất cả mọi người thông qua phim ngắn này. Xin chúc mọi người một mùa Tết thật đã!” – Đạo diễn Vũ Ngọc Đãng chia sẻ.