Vì sao sinh viên ngành thiết kế thời trang dễ gặp thất bại?

Tác giả: coaynoi
Đăng ngày: 11/07/2011
Lần cập nhập cuối: 15/04/2021
Đi học cho ba mẹ
 
Mình kể câu chuyện này, để các bạn hiểu rằng theo học thiết kế thời trang rất vất vả, trí óc phải sáng tạo không ngừng và đặc biệt phải có tố chất trong người chứ không phải cứ muốn là được. Mình nhớ, trong lớp khi đó có một bạn luôn ngồi bàn cuối, khi thầy cô giáo giảng bài, sinh viên làm bài tập thì tâm hồn bạn ý treo ngược cành cây. Mọi người trong lớp đều mong muốn giúp đỡ để bạn ấy tiến bộ, nhưng chính bản thân bạn ấy lại chán nản. Một lần bạn ấy tâm sự: “Nhà tớ chả ai quan tâm tớ muốn gì, lúc nào cũng bắt làm theo ý người lớn. Tớ thấy các bạn học rất tốt, mẫu vẽ nào cũng đẹp, nhưng tớ không có khả năng.” Chính vì vậy, các bài tập thầy cô giao làm, bạn ấy luôn nộp chậm hoặc nợ lại. Khi thầy giáo kiến nghị nhà trường gọi điện thông báo cho phụ huynh thì bạn ấy tỏ vẻ lắng nghe hơn, tuy nhiên thi thoảng lại “bùng tiết”, đi chơi. Thái độ học tập của bạn ấy khiến nhà trường quyết định cho nghỉ học, nhưng phụ huynh không hiểu, cứ nhất định xin lỗi và mong muốn nhà trường tiếp nhận con họ, bởi gia đình không tiếc tiền học phí, chỉ mong con có tấm bằng danh giá đi xin việc. Tuy nhiên, trường chỉ đào tạo những ai thực sự muốn học và có khả năng, chứ không phải cứ đóng học phí đầy đủ, ngồi học đủ số buổi sẽ được cấp bằng. Kiểu học giả, bằng thật này sẽ làm hại tương lai của sinh viên vì sẽ tạo cho họ một sức ỳ lớn, không định hướng được nghề nghiệp. Vậy là bạn ấy lặng lẽ rời trường.
 

Giảng viên thiết kế trao đổi về mẫu vẽ với sinh viên
 

Thoải mãn cơn nghiện shopping
 
Còn mình từng là một cô gái mộng mơ, nhà có điều kiện nên tủ đồ của mình sở hữu hàng 100 đôi giầy dép, túi xách, quần áo của các nhãn hiệu. Mình tự hào về bản thân lắm, vì đi đâu cũng được khen là một cô nàng stylist, sành điệu, khiếu thẩm mỹ tốt. Khi mắc chứng nghiện shopping, mình vung tay quá chán sắm đồ ăn diện, bị ba mẹ la mắng cái “đam mê” tiêu tiền không tiếc, nhưng mình dở thói tiểu thư, khóc lóc, lại càng được nuông chiều. Vậy là ba mẹ thất bại trong việc dạy mình cách tiêu tiền đúng cách.
 

Điển hình trong việc này là, khi mình đang học ĐH năm thứ 2, mình nhất quyết đòi bỏ học để theo học ngành Thiết kế thời trang. Đúng là có tiền làm gì cũng nhanh, nhưng mình đã lầm tưởng.

Mình đánh đồng giữa việc yêu thích thời trang, say mê mua sắm với việc trở thành một nhà thiết kế thời trang. Do đó, khi theo học, mình như một cô tiểu thư của thời trước công nguyên, thầy dạy gì cũng ngơ ngác, không biết vẽ kỹ thuật trên giấy. Mình sợ hãi, lao đầu vào học vì xấu hổ, nhưng mình vẫn không thể hoàn thành tốt bài tập, và càng stress khi kỳ thi đến gần, cuối cùng mình bị ốm. Thầy giáo khuyên mình nên dừng lại để suy nghĩ xem bản thân mình hợp với ngành nào nhất trong những việc liên quan đến thời trang. Nhà trường sẽ tạo điều kiện tối đa, để sinh viên phát huy năng lực của mình, tuy nhiên sinh viên cũng phải hiểu rõ bản thân mình muốn gì. Ngày mình khỏi bệnh trở lại trường, mình tự tin đăng kí ngành Kinh doanh thời trang bởi thời gian qua mình đã suy nghĩ rất nhiều cho tương lai, không còn mộng mơ và viển vông như trước. Mình biết mình không thể tạo ra những bộ cánh đẹp, nhưng mình có thể là cầu nối để làm đẹp cho mọi người yêu thích thời trang.
 
Bạn có nhiều đam mê với thời trang và cam kết theo đuổi cơ hội nghề nghiệp thú vị này có thể qua thăm trường mình ở 48 Tô Ngọc Vân, Hà Nội để được tư vấn trực tiếp nhé. Bật mí, bạn không phải lo sợ việc thi vẽ đầu vào như các trường khác đâu. Hoặc các bạn có thể kết bạn qua www.facebook.com/lcfs.hanoi để tán chuyện với chúng mình và đăng kí tham gia Triển lãm và Trình diễn Thời trang tốt nghiệp của sinh viên trường mình vào 5-6/8/2011 sắp tới nhé! Có rất nhiều điều thú vị và bất ngờ đang chờ các bạn đó!
 
G.T
Exit mobile version