Xuất phát của cái tên thú vị này là các cử nhân mới ra trường thường sống theo từng nhóm nhỏ. Họ cũng giống như loài kiến: nhỏ bé nhưng thông minh và sống gần gũi với nhau.
Chỉ riêng Bắc Kinh đã có tới 100 nghìn thành viên “bộ tộc kiến”. Ngoài ra còn một số lượng lớn các thành viên ở những thành phố lớn khác. Theo số liệu thống kê, con số thành viên “bộ tộc kiến” ở khắp Trung Quốc đạt 1 tỷ người. Khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ngày càng trở nên tồi tệ, số lượng thành viên gia nhập “tập đoàn kiến” sẽ còn tiếp tục tăng lên và tồn tại trong một thời gian dài.
Tồn tại trước, sống sau
Hầu hết các cô cậu cử này đều gia nhập vào đội quân quảng cáo và bán bảo hiểm, bán các sản phẩm hàng điện tử, dịch vụ nước giải khát và thực phẩm. Nhiều người trong số họ không được hưởng bất cứ quyền lợi bảo hiểm nào và thậm chí không được kí kết hợp đồng lao đồng với chủ. Họ không có công ăn việc làm ổn định và kiếm được rất ít tiền. Vì thế, họ chọn sống ở những khu vực ngoài rìa các thị trấn và nông thôn nơi có chi phí sinh hoạt thấp hơn và giao thông không quá tồi tệ.
Tangjialing ở Bắc Kinh là một trong những nơi “nổi tiếng” thu hút các sinh viên mới tốt nghiệp tìm đến. Đó là một ngôi làm nằm phía bắc ngoại ô Bắc Kinh. Những con đường và phòng trọ ở đây rất chật hẹp, ồn ào và bẩn thỉu. Những hàng ăn nhỏ, tiệm cắt tóc và trạm y tế cũng như những nơi vui chơi giải trí bất hợp pháp khác bỗng “ăn nên làm ra” ở ngôi làng này.
Zhang Yonggang, một thanh niên Hà Bắc đến Bắc Kinh hồi tháng 6 vừa qua, hiện chia sẻ căn phòng có diện tích vẻn vẹn 13 m2 với hai người bạn cùng lớp tại ngôi làng Tangjialing. “Tiền thuê nhà là 400 NDT (khoảng 59USD) cộng với 100 NDT (khoảng 15USD) tiền sưởi ấm trong suốt mùa đông. Chúng tôi chia nhau tiền thuê nhà và mỗi người còn phải trả 10 NDT (1,5USD) mỗi tháng cho nước sinh hoạt”, Zhang nói.
Zhang và hai người bạn cùng phòng nấu ăn cùng nhau để tiết kiệm tiền. Họ chỉ có thể tự nuôi sống bản thân mình và chưa thể nghĩ đến việc gửi tiền về cho bố mẹ.
“Cả ba chúng tôi đều đang làm việc tại một công ty phần mềm. Tiền lương hàng tháng của chúng tôi là 1.500 NDT (220USD). Ngoài ra, chúng tôi còn có 200 NDT (29USD) trợ cấp mỗi tháng và may mắn được hưởng bảo hiểm”, Zhang cho biết
Khi đi làm, Zhang sợ nhất là cảnh bắt xe bus vì nó đông khủng khiếp. Thêm vào đó, Zhang còn phải thường xuyên làm thêm giờ mà không được trả thêm bất cứ đồng nào. Tuy nhiên, sự thật là công ty nơi Zhang làm chẳng bao giờ phải lo lắng đi tìm người mới nếu có ai đó rời đi
“Nếu bạn không thích làm thêm giờ, bạn chỉ có thể ra đi. Nhiều người đang chờ vị trí công việc của bạn”, Zhang ngậm ngùi nói.
Không ngừng hy vọng
Nền giáo dục đại học ở Trung Quốc đã phát triển nhanh kể từ khi kế hoạch mở rộng tuyển sinh đại học được đưa ra vào năm 1999. Ngày càng nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học chọn cách khởi nghiệp ở những thành phố lớn, ở đó có nhiều cơ hội chờ sẵn họ. Họ “nhảy” vào các thành phố lớn để tìm kiếm ước mơ của mình và sống cùng nhau một cách chặt chẽ.
Tang Jun, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của tập đoàn công nghiệp New Huadu, đã kêu gọi các tổ chức giáo dục, các ban ngành phải chú ý nhiều hơn đến tình cảnh hiện tại của các sinh viên tốt nghiệp đại học thay vì chỉ chăm chăm nhìn vào các con số thống kê việc làm.
Dù vất vả kiếm sống, thế hệ “bộ tộc kiến” đang rất lạc quan và không e ngại những thách thức. Họ đang mong chờ một tương lại sáng sủa hơn và tin rằng họ có thể tìm thấy giấc mơ của họ thông qua sự nỗ lực không ngừng nghỉ.
Công chúng cũng bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến nhóm sinh viên tốt nghiệp thuộc “bộ tộc kiến”. Chính phủ Trung Quốc đang chuẩn bị để thi hành các điều luật nhằm cải thiện tình cảnh của tầng lớp này.