Mâm cỗ Tết kỳ công, tinh tế
Theo truyền thống nấu cỗ Tết của người miền Bắc, mâm cỗ ngày Tết lúc nào cũng cần 4 bát, 4 đĩa, tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa, bốn hướng… Những nhà dư dả hơn thì sẽ làm 6 bát, 6 đĩa rồi thậm chí 8 bát, 8 đĩa. Mỗi món ăn đều được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, thể hiện sự no ấm và hạnh phúc của mỗi gia đình, cũng như ước mong một năm mới đầy đủ, thịnh vượng và an khang.
Mâm cỗ Tết cổ truyền đầy kiêu hãnh của người Hà Nội
Mâm cỗ ngày Tết của người Hà Nội lúc nào cũng đủ bánh chưng xanh, thịt gà, thịt lợn nấu đông, thịt kho tàu, cá kho riềng, giò, chả, canh miến, canh bóng thả, canh măng… Từng món ăn đều được chăm chút, đầu tư từ các bước chọn lọc, sơ chế nguyên liệu rồi chế biến thành món ăn đậm đà sắc hương vị.
Thưởng trà – chúc nhau năm mới vạn điều hay
Ông bà ta có câu “Khách đến nhà không trà thì rượu”. Cũng chính vì thế mà trong không gian đất trời vào xuân, khi khách đến nhà, mời trà, cùng thưởng trà là một tục không thể thiếu của người Hà Nội. Đầu năm mới, bên chén trà, mỗi người chúc nhau vạn sự như ý, mọi điều tốt lành
Thú vui thưởng trà bên khay mứt Tết của người Hà Nội
Người Hà Nội chuộng trà mạn sen, chè Ô Long, Liên Tâm, Thiết Quan Âm vỏ thiếc… Mỗi chén trà là một câu chuyện, là những tâm tình về một năm đã qua và những ước nguyện, tâm niệm cho một năm mới sung túc, đủ đầy.
Ô mai – đượm vị Tết
Với nhiều người Hà Nội, Tết chẳng thể trọn vẹn khi thiếu món ô mai, mứt cổ truyền. Xưa kia, với nhiều gia đình, trong ba ngày Tết, buổi chiều thường cúng mứt thay cúng cơm. Mứt bí, mứt phật thủ, bánh phồng vẽ, bánh huê cầu. Ngày nay, trên bàn đãi khách ngày Tết của người Hà Nội, những đĩa ô mai nhỏ xinh đã trở thành nét văn hóa ẩm thực không còn lạ lẫm.
Ô mai – thức quà truyền thống của người Tràng An
Một khay ô mai trọn “sắc hương vị” với hương vị ngọt ngào, đậm đà cùng màu sắc rực rỡ của những loại bánh, mứt, ô mai… ngụ ý cho một năm mới bình an, tràn đầy may mắn. Đồng thời, không chỉ bày đơn điệu một loại ô mai mà luôn đầy đủ mơ, sấu, quất, gừng,… tương ứng với chua, cay, mặn, ngọt, bùi như đặc trưng cho những hương vị cuộc sống cũng như thể hiện khí trời của bốn mùa trong một năm. Nhiều loại ô mai, mứt được bày trên cùng một khay còn có ý nghĩa mong muốn sự hòa hợp, sum họp đoàn viên.
Ô mai Hồng Lam – gói tình của người Trang An
Hà Nội vẫn luôn đẹp và người Hà Nội luôn sáng tạo nên những giá trị văn hóa đầy kiêu hãnh và sâu lắng như vậy. Những giá trị văn hóa và tinh thần vẫn luôn là tiền đề để người Hà Nội ngày một chăm lo, gìn giữ để bản sắc dân tộc không hề bị mai một theo tháng năm. Nó sẽ là gói ghém thành những câu chuyện, bài thơ hay thành những món quà giá trị để người nhận không chỉ thưởng thức sắc hương vị mà còn cảm nhận được nét đẹp, lòng tự hào về một Hà Nội nên thơ, đa sắc màu văn hóa.
Cũng bởi những đặc điểm trên mà bộ quà Tết “Phố Bốn Mùa” của Ô mai Hồng Lam với cảm hứng từ câu chuyện về những gánh hàng rong trường tồn trên mảnh đất Hà Thành đã trở thành bộ quà được yêu thích. Những gánh hàng rong mang linh hồn người Tràng An ấy đã tạo nên một nét riêng mà chỉ Hà Nội mới có – chất thơ đến từ từng ngõ nhỏ, phố vắng.
Một gánh hàng chở những cành đào khoe sắc thắm tựa món quà mùa Xuân duyên dáng của người Hà Thành.
Một gánh hàng hoa rực rỡ sắc màu tượng trưng cho mùa Hạ, mùa của hoa trái, mùa ta có thể bắt gặp những gánh hàng rong đầy up hoa đi len lỏi khắp phố phường Hà Nội.
Một gánh hàng đi giữa mùa thu len lỏi trong những chiếc lá ngả màu, trong chiếc cờ đỏ sao vàng bay phấp phới. Ta chợt nhận ra một Hà Nội ngày giải phóng, một Hà Nội ôi oai nghiêm mà gần gũi đến nao lòng.
Một gánh với ngọn lửa than ấm áp của những hàng “phở gánh”, hàng rong rao đêm cất tiếng mời vang vọng trong đêm Đông.
Bộ quà Tết “Phố 4 mùa” với những chi tiết tinh tế, trang nhã và rất Hà Nội chắc hẳn sẽ là gợi ý quà tặng ý nghĩa cho người Hà Nội dịp Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi 2019.
Chi tiết về sản phẩm và hệ thống các cửa hàng của Hồng Lam xin vui lòng tham khảo:
Website: http://honglam.vn/
Hotline miễn phí: 1800 6657