Thật lạ với những ai quen cá tính âm nhạc quái, ma mị và gai góc của Thanh Tâm khi anh thể hiện nhẹ nhàng, đầy du dương, trầm bổng với nhóm bè ca khúc Bóng mây qua đời tôi của Đức Trí. Thanh Tâm đã mang đến một hình ảnh đẹp cả về trang phục lẫn sắc màu âm nhạc tươi vui.
Nếu như ca khúc đầu tiên, thiên về phần dương với sắc màu tươi vui, chất giọng du dương, trầm bổng thì ca khúc thứ hai Giọng mưa đàn bà mang hơi hướng tâm linh được Thanh Tâm thể hiện với chất giọng “âm tính” đầy bí ẩn. Cách dàn dựng, đạo cụ dàn dựng cho tiết mục này rất ấn tượng, khiến khán giả không chỉ thỏa mãn phần nghe mà còn thỏa mãn cả phần nhìn.
Cả hai ca khúc đều đòi hỏi nội lực âm nhạc “thâm hậu”, sự trải đời, trải nghề mới có thể truyền tải hết ý nghĩa cũng như cảm xúc. Tuy nhiên, Trung Quân đã bước qua ngưỡng cửa sự non nớt, thể hiện chững chạc “bản hit” gắn với tên tuổi “Nữ hoàng nhạc nhẹ” Thanh Lam – Một khúc sông Hồng.
Thành công của Trung Quân không phải sự chứng tỏ hát cố bằng được đàn chị mà anh thể hiện theo cách riêng, sự chững chạc vừa phải và điều cốt yếu là đã…chạm tới trái tim người nghe. Có thể nói để làm nên cú lội ngược dòng ngoạn mục của Trung Quân trong phần thi này chính là sự dũng cảm liều mình trải nghiệm những ca khúc khó và tâm trạng thoải mái, hết mình kiểu như “thà một phút huy hoàng…”.
Cũng có ý kiến cho rằng, sau sự dừng chân đột ngột của Vũ Hà Anh, phải chăng Trung Quân đã ngầm dự đoán được đoạn đường đi của mình tại Sao Mai điểm hẹn nên đã có quyết định táo bạo trong cách chọn lựa ca khúc cũng như cách thể hiện?
Nói như lời ngợi khen hết lời của đạo diễn Phan Huyền Thư: “Việt Anh đã dắt tay tôi dạo chơi từ thái cực này sang thái cực khác đầy bất ngờ. Với ca khúc Mây, cảm xúc dẫn dắt em, còn với Con ma thì tôi như được xem vở nhạc kịch Broadway nổi tiếng .Tôi khâm phục em!”, Tùng Dương nói. Nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong cũng dùng những từ như “Tuyệt vời”, “Tôi đang sướng” để nhận xét về ca khúc của Việt Anh.
Phú Quý
Liveshow 7 cũng là lần đầu tiên bộc lộ rõ nét nhất cách nhìn nhận đối lập giữa nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong và ca sĩ Tùng Dương, đạo diễn Phan Huyền Thư. Hầu hết ở phần trình diễn của các thí sinh, Nguyễn Hải Phong và Tùng Dương đều đưa ra ý kiến trái chiều. Đơn cử như ở trường hợp của Đông Hùng, trong khi thành viên HĐNT Tùng Dương nói thích anh hát ca khúc Tìm lại hư vô hơn thì nhạc sĩ Hải Phong lại cho rằng, cách chọn cả hai ca khúc của Đông Hùng đều ổn. Cũng như trường hợp của Nguyễn Bá Phú Quý, Tùng Dương nói thích ca khúc Em sẽ là giấc mơ, trong khi Nguyễn Hải Phong lại thích ca khúc Phố mùa đông do Phú Quý thể hiện hơn.
Hay phần trình diễn của Thanh Tâm, trong khi hai đại diện phía Bắc cho rằng Thanh Tâm hát nhạc du dương, trầm bổng không hợp, điều đó thể hiện sự chông chênh trong cách lựa chọn ca khúc thì nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong lại thể hiện ấn tượng đặc biệt với Bóng mây qua đời tôi của Đức Trí…
Và một điều bất ngờ nữa trong đêm thi hát với nhóm bè và hát bài tự chọn tối qua là… không thí sinh nào bị loại. Thanh Tâm, Lê Việt Anh, Đông Hùng giành ba tấm vé đi tiếp nhờ khán giả bình chọn. Nguyễn Trần Trung Quân và Nguyễn Bá Phú Quý rơi vào “điểm nóng” chờ sự chọn lựa của HĐNT. Tuy nhiên, sau một hồi tranh luận, HĐNT quyết định cho cả hai cơ hội nữa để thể hiện mình vì phần trình diễn của cả hai khá đồng đều, loại ai cũng là điều đáng tiếc.
Đây là sự phá cách luật chơi của BTC Sao Mai điểm hẹn (theo luật chơi của vòng 2 là mỗi đêm sẽ trực tiếp loại 1 thí sinh). Điều này tạo không khí phấn chấn, bớt căng thẳng cho thí sinh sau đêm thi trước. Mặt khác, có người cho rằng việc không loại ai ở vòng này giúp cho sân chơi âm nhạc không bị thiếu hụt một đêm thi do sự dừng bước đột ngột của Vũ Hà Anh?