Đắc Nhân Tâm tựa sách mà hầu hết mọi người đều biết đến những lại ngại đọc phiên bản mới. Vậy phiên bản mới của học giả Nguyễn Hiến Lê có điểm gì khác biệt?
Nhà thơ Phong Việt – nhà thơ trẻ tài năng,người sở hữu những tác phẩm với hàng ngàn bản in trong làng thơ Việt sẽ giúp các bạn hiểu thêm về Đắc Nhân Tâm- phiên bản mới xuất bản của MCBooks được mua bản quyền bản dịch gốc của học giả Nguyễn Hiến Lê.
Mở đầu chia sẻ, Nhà thơ Nguyễn Phong Việt chia sẻ: Ai biết đến Đắc Nhân Tâm thường nghe câu nói: Đọc Đắc Nhân Tâm nhất định phải đọc Đắc Nhân Tâm- bản dịch gốc từ Nguyễn Hiến Lê. Nhưng tại sao phải vậy thì nhiều người còn chưa rõ. Rất may mắn là Việt đã từng đọc gần như tất cả các bản dịch Đắc nhân tâm nên cũng muốn có chia sẻ thật tâm với mọi người.
Nhà thơ Phong Việt không những đọc Đắc Nhân Tâm mà anh còn đọc rất nhiều sách khác của học giả Nguyễn Hiến Lê như: Quẳng Gánh Lo Và Vui Sống. Kim chỉ nam của học sinh… anh cũng có nhiều năm tìm hiểu về học giả Nguyễn Hiến Lê. Con người ông là tấm gương về một người nguyên tắc trong việc tôn trọng giá trị sáng tạo của tác giả.
Chính vì vậy, trong lời tựa của tất cả các cuốn sách của học giả Nguyễn Hiến Lê do MCBooks giữ bản quyền và xuất bản gần đây, Tiến sĩ Lê Thẩm Dương đã viết: “Viết nhiều nhưng Nguyễn Hiến Lê lại vô cùng cẩn trọng và nghiêm túc. Năm 1968, khi dịch Chiến Tranh Và Hoà Bình, do tình hình chiến sự căng thẳng, ông đã chép tay trên giấy than thành 3 bản, một đưa cho nhà xuất bản, một cất ở nhà và một gửi về quê phòng khi thất lạc. Cũng vì cẩn trọng nên ông luôn ý thức được việc phải xin phép trước khi dịch tác phẩm. Trong hồi ký, Nguyễn Hiến Lê đã kể tỉ mỉ việc ông viết thư cho tác giả Dale Carnegie để xin dịch cuốn Đắc Nhân Tâm và trở thành người đầu tiên đưa tác phẩm giá trị này về Việt Nam”.
Bắt đầu xuất bản ở Việt Nam từ năm 1951, Đắc Nhân Tâm nhanh chóng gây chú ý và trở thành “hiện tượng” trong ngành xuất bản khi liên tục được tái bản. Sức sống từ cuốn sách qua bản dịch của Nguyễn Hiến Lê đã ghi dấu ấn và có tầm ảnh hưởng lớn đến người đọc Việt bao thập kỷ qua. Bản thân cái tên “Đắc Nhân Tâm” là một sáng tạo đắt giá của Nguyễn Hiến Lê. Về sau các dịch giả khác đã dịch tác phẩm “How to win friends and Influence People” với những văn phong khác nhau nhưng vẫn đều sử dụng cái tên “Đắc Nhân Tâm” do Nguyễn Hiến Lê đặt bởi không có một cái tên nào khác có thể chuyển ngữ xuất sắc hơn.
Bên cạnh đó, phiên bản “Đắc Nhân Tâm” của Nguyễn Hiến Lê còn có thêm chương “Những bức thư màu nhiệm”, “Bảy lời khuyên để tăng hạnh phúc trong gia đình”, đặc biệt phần “Vài câu hỏi” được ông viết thêm vào cuối sách để độc giả có thể thực hành và tự tìm câu trả lời. Sau mỗi chương lại có phần tóm tắt để độc giả dễ hiểu, dễ thấm. Nguyễn Hiến Lê không phải là người duy nhất dịch “How to win friends and Influence People” nhưng bản dịch của ông được đánh giá là súc tích nhất, toàn diện nhất và sắc sảo nhất.
Thế nên, trên các diễn đàn văn học, người đời vẫn truyền tai nhau: “Muốn thành công và hạnh phúc, hãy đọc Đắc Nhân Tâm, mà phải là Đắc Nhân Tâm của Nguyễn Hiến Lê”. Cái hay, cái khiến người đọc tâm đắc có lẽ ở chính cách sử dụng ngôn từ triết lý mà gần gũi của Nguyễn Hiến Lê.
Nhà thơ chia sẻ :” Hồi mình học cấp 3 rồi lên đại học, hầu như ở trường thầy cô chỉ dạy làm thế nào để có thể đạt điểm cao trong các kì thi chứ chưa có môn học nào quan tâm cách dạy về cách sống, cách ứng xử,…Ở Đắc Nhân Tâm, cuốn sách vừa là người thầy, lại là 1 người bạn có thể giúp cho mình những kĩ năng mềm- 1 cái cực kì quan trọng trong cuộc sống.Ai từng đọc đều thấy rằng trong sách có rất nhiều bài học, được Nguyễn Hiến Lê phân chia thành từng chủ đề 1 cách rất gần gũi, thiết thực.”
“Những cuốn sách dạy thành công như Đắc Nhân Tâm sẽ giúp bạn trẻ rèn luyện những kĩ năng bước vào đời sẽ bình tĩnh, vững vàng hơn khi đối diện với những thử thách của cuộc sống. Tôi cho rằng những giá trị mà độc giả cảm nhận được từ sách của học giả Nguyễn Hiến Lê là bất biến”- Anh nói.