Là tác giả kịch bản của Giai điệu Tự hào, Phan Huyền Thư đóng góp nhiều công sức vào sự thành công của chương trình làm mới dòng nhạc chính thống. Tuy nhiên, những dấu ấn sâu sắc đó cũng trở thành áp lực của chị khi nhận lời viết kịch bản cho đêm nghệ thuật Quà tặng thời gian, kỷ niệm 40 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc. Chương trình diễn ra vào ngày 25/4 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội với mong muốn, thông qua âm nhạc để tái hiện lại thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và giai đoạn đổi mới của đất nước. Khán giả sẽ được nghe lại những ca khúc bất hủ như Lá xanh, Lời người ra đi, Hành khúc ngày và đêm, Lá đỏ, Bài ca hy vọng, Tình ca, Tự nguyện, Giai điệu Tổ quốc, Tình yêu không lời… Điều đặc biệt là các nhạc phẩm nổi tiếng sẽ được nhạc sĩ Thanh Phương, Dương Khắc Linh khoác lên một tấm áo mới, trẻ trung, căng tràn sức sống của tuổi trẻ và thời đại. Dàn ca sĩ tham gia chương trình ngoài những cái tên gắn liền với dòng nhạc cách mạng như Trọng Tấn, Thanh Lam, Mỹ Linh, Phạm Thu Hà, còn có các ca sĩ trẻ chưa từng thử sức ở phong cách này: Đăng Khôi, Ngô Kiến Huy, Trang Pháp, Bảo Trâm Idol, nhóm Oplus, Dương Hoàng Yến, Thùy Chi…
Trước thắc mắc về sự chênh lệch giữa các giọng ca diva, divo với dàn ca sĩ trẻ trong chương trình Quà tặng thời gian, nhà biên kịch Phan Huyền Thư cho rằng, âm nhạc là thứ ngôn ngữ hòa giải tốt nhất cho những cảm nhận và tư duy khác biệt. “Chúng tôi sợ nhất những loại khán giả dễ tính, chứ khi họ đã có những đòi hỏi cao cấp thì họ phải có tình yêu và niềm say mê, chí ít thì cũng có mối bận tâm nào đó về thẩm mỹ âm nhạc”.
Nói về quan điểm làm mới nhạc Cách mạng, Giám đốc âm nhạc của chương trình là nhạc sĩ Thanh Phương cho biết: ‘Làm mới nhạc cách mạng làm không khéo dễ thành nồi lẩu’
Là đạo diễn âm nhạc cho nhiều chương trình nhạc cách mạng theo phong cách hiện đại, nổi bật nhất là Giai điệu tự hào và sắp tới là Quà tặng thời gian. Theo anh, điều khó nhất khi làm mới các ca khúc đi cùng năm tháng là gì?
Anh ‘tẩy não’ mình ra sao để lấp đi lối mòn về tư duy sáng tạo âm nhạc?
Việc lấp đi lối mòn gần như là không thể. Tôi nghĩ, mình xây một con đường khác ngay bên cạnh dựa trên những gì đã có chẳng phải tốt hơn ư (cười). Để làm được việc đó, tôi không có cách nào khác là phải tìm và nghe những chất liệu âm nhạc hiện đại. Bên cạnh đó, tôi cũng phải đọc để tìm hiểu thêm về cách làm nhạc trên thế giới. Tất cả những gì có được cộng kết hợp với kiến thức có sẵn giúp việc làm mới các ca khúc cách mạng trở nên dễ dàng hơn.
Phần đông khán giả yêu nhạc cách mạng, đặc biệt người lớn tuổi, chỉ thích những cách thể hiện cũ. Anh sẽ làm gì nếu các phiên bản mới mình tạo ra nhận lại phản hồi tiêu cực?
Ngày trước, tôi cũng băn khoăn rất nhiều về chuyện này. Làm mới nhạc cách mạng để chiều lòng “các cụ” là điều không đơn giản bởi nó vừa phải đảm bảo giữ được tinh thần cũ nhưng vẫn cần có nét tươi mới, sai một chút thôi là sẽ bị “mắng” ngay (cười). Âm nhạc ở mỗi thời đều có khoảng cách, sự khác biệt nhất định nhưng chúng vẫn có điểm chung để kết nối với nhau. Tôi nghĩ, đó là cảm xúc tự nhiên mà bài hát đem lại cho tâm hồn. Một bài hát hay thực sự thì lứa tuổi nào cũng sẽ yêu thích. Và cũng giống như chị Phan Huyền Thư, tôi thấy khán giả khó tính mới góp phần làm thay đổi diện mạo âm nhạc của chúng ta được.
Hiện tại, nhà biên kịch Phan Huyền Thư vào nhạc sĩ Thanh Phương đang ráo riết chuẩn bị cho đêm nghệ thuật Quà tặng thời gian, diễn ra vào lúc 20h15 ngày 25/4 tại Cung văn hoá hữu nghị Việt Xô, được trực tiếp trên kênh QPVN, Mobitv.vn, Keeng.vn. Đơn vị tài trợ: Viettel Imuzik.
Đơn vị sản xuất: Kênh QPVN phối hợp Công ty Truyền hình Viettel.
Đơn vị hỗ trợ sản xuất: Công ty Truyền thông Việt Giải Trí.
Các bạn truy cập link sau: https://www.facebook.com/events/383412821861972/ để có cơ hội sở hữu cặp vé xem liveshow