Kẻ mê “team-work”
Lớp trưởng, thích ngồi giữa lớp để được… gần nhiều người nhất. Đi học rất ít ghi chép vì mải dành thời gian… giao lưu. “Nói chuyện cũng là một hình thức học chứ. Quan trọng hơn, nó giống làm việc nhóm. Như thế mới hiệu quả”.
Cái tính thích… “team work” (làm việc theo nhóm) làm Oanh lúc nào cũng trở thành chủ tọa trong các buổi thảo luận ở lớp. Thầy yêu cầu chủ đề: Cơ sở kinh tế chuyển từ tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường. Lớp có 3 dãy bàn. Rất nhanh, Oanh chia mỗi dãy thành một kiểu kinh tế: Nhà nước, tập trung bao cấp, thị trường. Mỗi nhóm đều phải tư duy liên tục.
Thầy điều phối, “MC” Oanh liên tục “bơm” ý tưởng. Cô bảo: “Học hiệu quả nhất là tư duy liên tục, thảo luận liên tục để không ngừng sáng tạo. Chỉ khi làm việc nhóm, người ta mới thực hành được kiểu học này nhiều nhất”. Thế là không khí ganh đua hừng hực. Cực vui!
“Tiếp quản” CLB SV Kinh tế, ĐHQGHN, Chủ tịch Hoàng Oanh đã tiến hành đề đạt và được duyệt dự án “cải cách” CLB Kinh tế non trẻ (đến nay CLB được 3 tuổi), mang chất “hàn lâm” thành CLB năng động với hai nhóm “chuyên môn”.
Nhóm một: Nghiên cứu khoa học- tạo mối liên hệ giữa: đề tài – SV – giảng viên – hiện thực hoá. Từ các buổi học, giao lưu do CLB tổ chức, SV có thể nảy sinh ý tưởng; phát triển ý tưởng lên thành đề tài NCKH; từ đó tìm giảng viên hướng dẫn hoặc tìm người cùng làm; đề tài được hoàn thành có thể nâng cấp thành dự án để tiến đến hiện thực hoá.
Nhóm hai: dự án kinh doanh – mô hình như “vườn ươm ý tưởng kinh doanh”. Các dự án sẽ được tập hợp từ phía SV, hoặc được đặt hàng từ phía nhà trường, giảng viên, doanh nghiệp. SV sẽ triển khai nghiên cứu, hoàn tất, sau đó tìm “đầu ra” cho dự án hoặc “giao sản phẩm” cho đơn vị “đặt hàng”.
Kiểu gì thì kiểu, Oanh lại vận dụng cách hoạt động “team work” cho CLB. Đúng là cô bạn này đã mê cái gì thì phải làm cho bằng được, không những thế, phải bằng mọi giá lôi cuốn mọi người theo mình…
Với cái đầu luôn bùng nổ…
Lê Thị Hoàng Oanh
SV năm 3, Kinh tế đối ngoại, khoa Kinh tế, ĐHQGHN Ngày sinh: 17/5/1986 Email: lehoangoanhvnu@yahoo.com
Thành tích: Gương mặt trẻ tiêu biểu ĐHQGHN 2003 – 2004, Học bổng của Quỹ Gami Grap, Giải nhất “Doanh nhân trong mắt tôi 2004” do báo SGTT và Hội chợ Hàng Việt Nam CLC tổ chức… |
Trước hè, theo sơ tuyển và đề cử của trường, Oanh đi phỏng vấn bằng tiếng Anh để tham gia vào chuyến đi trên
kéo dài 51 ngày lần này. “Mình mê tít chuyến đi này ngay, vì đây là cơ hội hiếm có được tham gia những hoạt động giao lưu văn hoá – văn nghệ quốc tế.
Có điều, với các hoạt động như trình diễn thời trang truyền thống; lập các CLB chachacha, xếp hoa giấy, làm đèn lồng… thì đòi hỏi các thành viên phải “đadzinăng”, nhiều tài lẻ. Oanh tự tin đáp: “Em không hát hay, khéo tay nhưng tự tin vào khả năng sáng tạo, tổ chức chương trình, làm việc nhóm”. Kết quả: Cô trở thành thành viên út ít của đoàn, phụ trách mục “Bản tin Việt Nam trên tàu”.
“Hoạt động này quan trọng lắm, nhưng mọi năm trước, Bản tin Việt Nam chẳng mấy khi được chú ý. Năm nay, chắc chắn mình sẽ cùng các thành viên nỗ lực thể hiện rõ diện mạo đất nước qua một bản tin sáng tạo, cập nhật, hấp dẫn thực sự”.
Trong chuyến đi này, hoạt động trọng tâm là VietNamdays. Mỗi thành viên đưa ra ý tưởng của mình. Oanh đề xuất: Đám cưới Việt trong “những ngày Việt Nam“. Cụ thể: Các thành viên sẽ vào vai cô dâu – chú rể với áo the khăn xếp – áo dài, áo tứ thân. Các đoàn nước bạn sẽ chụp ảnh, chắc chắn hình ảnh đám cưới Việt đầy bản sắc, sáng tạo sẽ thu hút được sự quan tâm của bạn bè quốc tế. Mặt khác, việc “thăm hỏi, chúc mừng đám cưới” sẽ được họ thích thú.
Kết hợp với ý tưởng của các thành viên khác: triển lãm đồ thủ công, tranh ảnh truyền thống trong phòng cử hành hôn lễ; thay đổi nhiều trang phục đám cưới truyền thống… Mọi người đều hoan nghênh. Đám cưới Việt chính là tâm điểm của hoạt động VietNamdays năm nay.
Còn về cá nhân ư? “Chắc chắn trong chuyến đi này, mình sẽ tiếp thu được những nét đặc biệt trong cách đào tạo, phong cách sinh viên các trường kinh tế của các nước, để nghĩ xem liệu có thể áp dụng tại Việt Nam, nhằm phục vụ đề tài nghiên cứu khoa học của mình là “Thương hiệu trường ĐH Kinh tế tại Việt Nam” hay không?” Một mục tiêu rất đơn giản nhưng cực kỳ cụ thể.
Oanh còn muốn tích luỹ thêm kinh nghiệm kinh doanh để học xong sẽ lập nghiệp trên chính quê hương Nghệ An.
Theo Mai Tuyết
Sinh Viên Việt Nam