Ngôi nhà “đẹp như mơ” ở Lâm Đồng được báo Tây hết lời ca ngợi
Tác giả:coaynoi
Đăng ngày:29/06/2017
Lần cập nhập cuối:29/12/2020
Chủ nhân của ngôi nhà mang tên “Uncle” ở cao nguyên Di Linh (Lâm Đồng) là một gia đình trẻ gồm hai vợ chồng, hai con nhỏ. Trước đây cuộc sống của họ trước đây vốn xoay quanh sạp giày dép nhỏ ngoài khu chợ tấp nập, ồn ào.
Khi việc kinh doanh ở khu chợ thay đổi, người chồng quyết định chuyển về nơi xa trung tâm hơn, cất một ngôi nhà bình yên gần gũi với thiên nhiên. Trong ngôi nhà ấy, lũ trẻ được tiếp cận nhiều với cây cỏ, còn cha mẹ thì tìm thấy ở đó kí ức ngày thơ bé của mình trong nhà cũ với đại gia đình.
Tuy vậy, vị trí mảnh đất để xây cất nhà mới lại nằm sát đường quốc lộ, bởi vậy việc tính toán sao cho không gian nhà vừa đỡ ồn ào, bụi bặm, vừa tiếp cận được với thiên nhiên, vừa mang chút hơi hướng hoài cổ không phải là dễ.
Việc tìm nguyên vật liệu ở vùng cao nguyên cũng không đơn giản nhưng với sự giúp sức và tâm huyết của chủ nhà, cuối cùng ngôi nhà đã hoàn tất theo đúng ý gia chủ. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, ngôi nhà đã mang đến sự dễ chịu bởi nét hoài cổ, đồng quê mà vẫn hút mắt không thể chối từ.
Căn nhà sử dụng kết hợp các vật liệu hiện đại và vật liệu tự nhiên được xử lý ở mức độ vừa đủ. Đặc biệt, nhiều vật liệu cũ tưởng chừng bỏ đi cũng được tái sử dụng và mang sức sống mới. Từ đó tạo cho căn nhà một cảm giác vừa lạ lẫm vừa thân thuộc, chứa đựng nhiều hoài niệm trong các khoảng không gianĐây là mái ấm của một cặp vợ chồng và 2 đứa trẻ. Kiến trúc của căn nhà xuất phát từ khao khát của người cha muốn có một không gian yên ả, thanh bình để hoài tưởng về cuộc sống và cho 2 đứa trẻ tiếp cận nhiều hơn với thiên nhiên. Người thực hiện thiết kế Uncle’s House là KTS Đậu Phi Bách. Căn nhà được xây dựng với bàn tay khéo léo của Đậu Trọng Minh và những người thợ địa phương.
Các lối đi được thiết kế vô cùng khéo léo. Tường gạch có chức năng giúp ngôi nhà vẫn ấm vào ban đêm và mát mẻ suốt những ngày nắng.
Kiến trúc sư khá sáng tạo khi tận dụng tối đa khoảng trống để đựng giày dép. Các vật liệu được sử dụng linh hoạt, các bức tường bằng ngói, bằng đá đặt xe kẽ trong một không gian nhưng không hề rối mắt.Hướng đến kết nối với thiên nhiên nên công trình được thiết kế với trần để mở cho ánh sáng tràn vào nhà bất cứ lúc nào và bất cứ đâu, cho ta cảm giác như đang sống trong một ngôi nhà cây thú vị với đầy đủ tiện nghi.Khu vườn mini được đặt ngay giữa nhà. Đây là không gian thích hợp cho cả gia đình cùng sinh hoạt, giúp con trẻ tránh xa các thiết bị điện tử, người lớn được đắm mình trong thế giới của sách và những câu chuyện thường nhật, đem mọi người xích lại gần nhau.Không nằm ngoài kiến trúc của căn nhà, khu bếp cũng được xây dụng và thiết kế mang đậm nét truyền thống pha lẫn hiện đại, đem lại cảm giác ấm cúng.Bàn ăn bằng gỗ rộng rãi, mộc mạc nhưng không kém phần hiện đại. Tạp chí nước ngoài Digitaltrends khen ngợi ngôi nhà như “một điều kỳ diệu của kiến trúc khiến những người như chúng tôi cảm thấy vô cùng ghen tị”. Ngoài ra, Uncle’s House còn được giới thiệu trên các tạp chí kiến trúc nổi tiếng thế giới khác như Arch Daily, Inhabitat, Bestdesignideal…Từng góc nhỏ trong căn nhà đều được tận dụng tối đa nhưng không hề đem lại cảm giác gò bó, chật chội.Các phòng ngủ đa số đều có thiết kế đơn giản với một màu sơn nhưng lai có điểm nhấn là sàn nhà nhiều màu sắc. Chính nhờ sự sắp đặt tinh tế này mà không gian trở nên tươi mới, hiện đại, cuốn hút hơn.Nhìn từ trên cao, bất cứ góc nào trong căn nhà cũng tràn ngập cây xanh và ánh nắngCó một không gian để ngắm trăng, hóng mát trong chính căn nhà của mình là ước mơ của bất cứ ai. Nếu như ban ngày, căn nhà mang vẻ đẹp bình yên, mềm mại nhưng không kém phần sang trọng, tiện nghi thì khi màn đêm buông xuống, căn nhà lại mang thêm một vẻ ảo diệu, đậm chất làng quê hơn. Ánh trăng hắt vào từng mảng trần mở, từng khung cửa sổ sẽ tạo nên những mảng sáng, mảng tối kì diệu cho cả căn nhà.