Giỗ tổ Hùng Vương thể hiện tình cảm sâu đậm, máu thịt đối với tổ tiên, nòi giống, trở thành biểu tượng cao đẹp trong cộng đồng của mỗi người Việt Nam.
Đồng bào chúng ta dù đang sinh sống ở đâu, trong nước hay định cư ở nước ngoài đều nêu cao đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, nhớ đến ngày giỗ quốc tổ, nhớ về cội nguồn.
Thiếu nữ Mường duyên dáng tham gia diễu hành. Người Mường sống định canh, định cư thành làng xóm. Mỗi làng truyền thống có vài chục nóc nhà. Nhà sàn truyền thống của người Mường là kiểu nhà 4 mái, phần trên người ở, phần dưới gầm nhốt gia súc, gia cầm, để cối giã gạo và các công cụ sản xuất nông nghiệp.
Lịch cổ truyền của người Mường làm bằng 12 thẻ tre, tương ứng với 12 tháng. Trên mỗi thẻ có khắc ký hiệu khác nhau để biết tính toán, xem ngày, giờ tốt xấu. Người Mường Bi còn có cách tính khác, đó là ngày lùi, tháng tới. Lễ hội của người Mường diễn ra quanh năm: Lễ sắc bùa, lễ xuống đồng, hội cầu mưa, lễ rửa lá lúa, lễ cơm mới…
Nghề dệt vải lanh là một trong những hoạt động sản xuất đặc sắc của người H’mông. Chợ tình được tổ chức mỗi năm một lần (chợ tình Sa Pa), là nét văn hoá đẹp đặc sắc của người H’mông.
Cơ Tu là một dân tộc nói ngôn ngữ thuộc Môn-Khmer. Đến nay, người ta biết đến dân tộc Cơ Tu có nền văn hoá vật thể và phi vật thể rất đa dạng và phong phú là cơ sở để cho cộng đồng người Cơ Tu tồn tại và phát triển. Tục ngủ duông của người Cơ Tu là sự hội tụ của những nét đẹp văn hoá đặc sắc còn bảo lưu nhiều yếu tố truyền thống trong nghi thức cưới của người Cơ Tu. Và với yếu tố này, vừa phản ánh đặc điểm tộc người, vừa có nghĩa giáo dục cộng đồng trong lĩnh vực hôn nhân được họ giữ gìn trân trọng từ bao đời.
Người Ê-đê sống tập trung ở tỉnh Đắk Lắk, phía nam tỉnh Gia Lai và miền tây hai tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên. Người Ê-đê có kho tàng văn học truyền miệng phong phú: thần thoại, cổ tích, ca dao, tục ngữ, đặc biệt là các Khan (trường ca, sử thi) nổi tiếng với Khan Đam San, Khan Đam Kteh Mlan…
Ngoài các điệu múa tiêu biểu kể trên, trong nghệ thuật múa dân gian của người Khmer còn có các điệu múa khác như: Múa xúc tép sử dụng dụng cụ là chiếc xà niêng (Chniêng), múa gáo dừa (Khôs Trolôt), múa gặt lúa (Casêko), múa trống Sadăm, múa Yak (múa Chằn), múa mở rào trong nghi lễ cưới…
Phạm Nguyễn – Lâm Oanh