Trung thu đã trở thành tết của trẻ thơ, những ngày tết đến trẻ em rất mong đợi được đón tết này, cùng với mong đợi của trẻ được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, tò he,… và được ăn bánh nướng, bánh dẻo… thì các chương trình nội dung nghệ thuật tổ chức đêm trung thu cho các bé cũng gặp không ít những vấn đề.
Các “vũ công” bước ra sân khấu với sự trầm trồ khen ngợi của thanh niên trẻ, cũng có sự lắc đầu của những cụ ông, cụ bà, và đặc biệt trẻ thơ, nhiều bé không hiểu được rằng đó là chương trình văn nghệ đêm trung thu.
Trước sự háo hức của trẻ nhỏ, các ông bố, bà mẹ có con nhỏ, các khu vui chơi, khu dân cư, khu văn hóa… cũng tổ chức bày cỗ trông trăng để các con vừa múa hát vừa ngắm trăng để các bé có thể vui chơi thỏa thích.
Tại Hà Nội cũng đã diễn ra các trương trình nghệ thuật,các điểm vui chơi luôn thu hút đông đảo các bé như lễ đón trăng tại khu Hoàng Thành Thăng Long, hay tại bảo tàng Dân tộc học, Hồ Gươm hay ở phố Hàng Mã, cha mẹ và những nhà tổ chức luôn mong muốn mang tới cho trẻ thơ một cái tết trung thu ấm áp, tràn đầy niềm vui, tiếng cười của con trẻ một cách truyền thống và giàu tính nhân văn.
Bên cạnh những nỗ lực cố gắng của các nhà tổ chức, những khu vui chơi văn hóa làm sao tạo cho các con có một trung thu mang đậm bản sắc dân tộc thì không ít những “hạt sạn” vẫn tồn tại trong các khâu tổ chức, chương trình văn nghệ hay các món đồ chơi mang tính bạo lực. Có những buổi biểu diễn văn nghệ phục vụ các con mà “chú Cuội thời hiện đại” giới thiệu: “Sau đây là điệu nhảy sexy xin phép được bắt đầu”
Các “vũ công” bước ra sân khấu với sự trầm trồ khen ngợi của thanh niên trẻ, cũng có sự lắc đầu của những cụ ông, cụ bà, và đặc biệt trẻ thơ, nhiều bé không hiểu được rằng đó là chương trình văn nghệ đêm trung thu. Có những bé ngây ngô hỏi: “Mẹ ơi sao chị Hằng lại mặc áo tắm nhảy thế ạ”, cha mẹ giải thích về một môn nghệ thuật ư? Liệu trẻ thơ có thể hiểu được đó là “nghệ thuật” ? và nhiều bậc cha mẹ đã “lấy tay che mắt con” và đưa con đi nơi khác để vui chơi.
Cũng nhiều ý kiến trái chiều, có phụ huynh làm nghệ thuật thì nói là phù hợp, bình thường, phù hợp với xu thế, và cũng có những ý kiến của bộ phận tổ chức coi đó là chương trình cần thiết phù hợp cho cả bé và các phụ huynh… nhưng cũng có rất nhiều phụ huynh cũng không “kiềm chế” được bình xét của mình về các “vũ công” trong chương trình văn nghệ chào đón trung thu của các con.
Chuyện không có gì đặc biệt nếu chị Hằng, chú Cuội, chương trình văn nghệ, vui chơi của các cháu nhỏ mang đậm tính văn hóa dân tộc và trên thực tế rất nhiều địa điểm tổ chức đang cố gắng làm những chương trình mang thật nhiều ý nghĩa cho tết trung thu. Nhưng bên cạnh đó theo dòng chảy văn hóa, việc tổ chức trung thu hiện nay vẫn còn nhiều bất cập như: đồ chơi mang tính bạo lực, chương trình văn nghệ cho các con thì các ông bố, bà mẹ thích là chính, chương trình vui chơi thể hiện việc đi lệch lạc với văn hóa truyền thống của dân tộc. Những điều này khiến các nhà làm văn hóa, các đơn vị tổ chức đang trong mớ bòng bong tìm hướng đi đúng nghĩa.
Thành Nam