Trước và sau khi đoạt danh hiệu Most Valuable Professional (MVP), công việc của bạn có gì đổi khác?
Theo định nghĩa của Microsoft thì MVP được trao cho những người có khả năng ảnh hưởng đến giới công nghệ thông tin. Ngay từ khi là sinh viên, mình đã tham gia vào nhiều hoạt động phong trào, các diễn đàn trên mạng, đi đến nhiều trường ĐH thuyết trình.
Trước khi là MVP, mình đã là Microsoft Student Champion. Sau khi được trao danh hiệu MVP, mình vẫn tiếp tục các hoạt động cộng đồng này, và các bạn cũng “nể” mình hơn một chút!
Vừa đi học, vừa đi làm cùng lúc cho vài công ty, rồi lại có công ty riêng… làm thế nào mà Quang có thể làm được từng ấy việc cùng lúc?
Mình rất thích thú với chương trình học linh động của NUS, nó cho phép mình tự quản lý thời gian. Hai năm đầu học rất vất vả, nhưng hai năm sau thì mình nhận thấy đã có khá đủ kiến thức và cần học hỏi thêm nhiều từ công việc thực tế, nên bắt đầu giảm bớt khối lượng học và dành thời gian đi làm.
Trong 2 năm, mình làm cho hơn chục công ty với nhiều công việc: lập trình viên, bảo mật, gặp khách hàng và nhận hợp đồng đưa về Việt Nam làm…
Dự tính của bạn trong tương lai?
Theo điều kiện của học bổng, khi mình tốt nghiệp phải ở lại Singapore làm việc cho chính phủ 3 năm. Đa số các bạn ra trường đều đi làm cho các công ty ở Singapore. Còn mình, tháng 6 tới sẽ quay lại Singapore và chính thức thành lập công ty riêng.
Sau thời gian làm việc nhiều nơi, nhiều công việc, giờ mình sẽ mở một công ty duy nhất. Công ty mình sẽ chuyên về phân phối và phát triển giải pháp. Trước tiên, mình tập trung phát triển ở thị trường Singapore và Việt Nam.
Bạn định mở công ty, ở tuổi 22?
Most Valuable Professional là chương trình nhằm ghi nhận các cá nhân xuất sắc trong cộng đồng CNTT về những đóng góp tự nguyện của họ. Nhật Quang cũng là người Việt Nam thứ 5 có được bằng Hacker thiện chí.
Ngoài ra, Quang còn phụ trách chương trình của hội bảo mật lớn nhất Singapore (SIG^2).
Tháng 9/2005, Quang là 1 trong số 6 sinh viên đại diện SIG^2 và Đại học Quốc gia Singapore tham gia cuộc thi “Cướp cờ” (Capture the Flag) tại hội nghị về bảo mật lớn nhất châu Á Hack in The Box diễn ra tại Malaysia. |
Có quá trẻ không? Cũng như nhiều bạn bè, khi sắp tốt nghiệp, mình cũng dự tuyển vào các công ty lớn. Hầu hết các bạn nhắm vào một chỗ làm tại các công ty lớn này. Nhưng mình đã thử phân tích lợi hại: nếu mình đi làm cho công ty lớn thì một tháng mình được bao nhiêu tiền, nếu mình mở công ty thì một tháng mình… mất bao nhiêu tiền, nhưng sẽ thu lại trong thời gian bao lâu.
Từ đó, mình quyết định cùng với một người bạn mở công ty riêng, đem hết sức mình ra thử thách, tập trung, gắn bó và phát triển nó lên. Số tiền thành lập công ty là từ việc đi làm thêm ngay sau một năm rưỡi đại học. Nếu lỡ có thất bại thì… lại đi xin việc cũng chưa muộn! (cười)
Như vậy là Quang sẽ không thể về Việt Nam làm việc trong thời gian 3 năm này? Vậy làm sao có thể phát triển công việc ở thị trường Việt Nam?
Mình vẫn đi đi về về hằng tháng. Singapore và Việt Nam cũng gần như Hà Nội với TPHCM vậy thôi. Thực ra đặt trụ sở tại Singapore, nhưng các hợp đồng đưa về Việt Nam làm cũng nhiều.
Ngoài ra, tháng 4 vừa rồi mình và một nhóm bạn bè vừa khai trương trang web www.vietdev.net (Vietnam Developer Network) dành cho cộng đồng lập trình viên Việt Nam trao đổi về công nghệ, về những thắc mắc trong công việc, trong đó mình là người quản trị kiêm viết bài để… mọi người viết hay hơn!
Sau hơn 1 tháng hoạt động, trang web đã có 600 thành viên. Mình cũng là người phát động cuộc thi Vietdev.net Software Contest 2006 với tổng giá trị giải thưởng 15.000 USD. Cuộc thi này sẽ được tổ chức đều đặn hằng năm như một bước chuẩn bị cho các bạn trẻ Việt Nam đến với các cuộc thi quốc tế…
Rất nhiều công việc như thế, nên thực chất mình vẫn cảm thấy không xa Việt Nam. Mình nhận thấy nước ta đang phát triển công nghệ thông tin, dù còn một số khó khăn nhưng tiềm năng là rất lớn và có rất nhiều việc mình có thể làm được ở thị trường Việt Nam.
Theo Phương NguyênThanh Niên