Làng nghề đan lưới nhộn nhịp đón mùa nước nổi

Tác giả: coaynoi
Đăng ngày: 26/08/2015
Lần cập nhập cuối: 29/12/2020

Làng lưới Thơm Rơm hình thành và phát triển trên 36 năm. Năm 2012, nơi đây đã được công nhận là làng nghề truyền thống. Làng làm lưới hiện có hơn 320 cơ sở sản xuất gia công nhiều mặt hàng với hàng trăm lao động tham gia. Các sản phẩm nơi đây phục vụ việc đánh bắt cá, tôm cho người dân các địa phương ĐBSCL và xuất sang Campuchia.

Sau đây là những hình ảnh nhộn nhịp tại làng lưới Thơm Rơm chuẩn bị sản phẩm đón mùa nước nổi.

Làng lưới Thơm Rơm hiện có hơn 320 cơ sở sản xuất gia công. Mỗi cơ sở có từ 30 -50 công nhân đang hối hả làm việc
Mỗi công nhân làm một công đoạn riêng, có thu nhập từ 50.000-120.000đồng/người/ngày. Đây là công đoạn đan lưới
Công đoạn bắt viền
Công đoạn dập chì
Làng lưới ở Thơm Rơm sản xuất ra nhiều loại lưới như: lưới mắt nhỏ, lưới mắt lớn, lưới ba màn (dùng để bắt các loại cá, tôm có độ lớn nhỏ khác nhau). Để bán được nhiều lưới, các cơ luôn cải tiến kỹ thuật, sản xuất lưới đáp ứng đúng yêu cầu là dễ dính cá, thích nghi mọi địa đình kênh, mương, sông…
Ban đầu hình thành, làng lưới Thơm Rơm làm ra bán cho bà con địa phương nhưng hiện sản phẩm của làng lưới đã có mặt ở nhiều điểm bán vùng ĐBSCL
Các cơ sở sản xuất cho biết, do sản phẩm có chất lượng và giá bán hợp lý nên mỗi cơ sở cung cấp ra thị trường hàng trăm tay lưới mỗi ngày
Để đảm bảo có đủ lưới bán, không bị thiếu hàng, không ít cơ sở đã dự trữ sẵn một lượng lưới để sẵn trước đó
Ông Phạm Phước Phong, chủ cơ sở lưới Năm Tấn nói: “Làng lưới Thơm Rơm này có nhiều đơn đặt hàng. Hầu hết dân làng nghề là dân di cư ở miền Trung vào, không đất sản xuất. Vì vậy, làng nghề làm lưới là công cụ mưu sinh duy nhất trong hàng chục năm qua”.

Phạm Tâm

phamtam@dantri.com.vn

Exit mobile version