Lễ làm chay được nhân dân thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An tổ chức để cúng tế các nghĩa sĩ trận vong trong phong trào yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỷ XIX và cầu siêu theo nghi thức Phật giáo cho các cô hồn vất vưởng, các vong linh ma quỷ để chúng không làm hại con người và cầu an cho bá tánh, làng xóm.
Nghi thức Thỉnh kinh, đánh động, thỉnh thầy với sự tham gia đông đảo của nhân dân, đây là màn diễn có nội dung thầy trò Tam Tạng vâng lệnh vua Đường sang Tây Trúc thỉnh kinh. Lễ vật thỉnh về được đặt trên bàn thờ trung ương gồm có kinh Phật, một bàn tay Phật và một nhạo rượu bằng sáp, 3 cây hương, 10 cái bèo vuông (làm bằng giấy đỏ dùng cắm nến, thả trôi trên sông).
Không một chút e ngại, Ngộ Không luôn nở nụ cười tươi chào người dân hai bên đường
Bầy quỷ dữ ở mỗi động đều có cách thức hoạt náo khác nhau
Bầy quỷ dữ ở động này “thị uy” bằng màn phun lửa
Để giữ an toàn cho Ngộ Không, luôn có một đội an ninh vây quanh hỗ trợ. Khi Ngộ Không vừa đạp ngã động thì ngay lập tức lực lượng này cách ly ngay với lũ quỷ
Nghi thức quan trọng nhất Xô giàn – đưa khách để tống tiễn cô hồn được tiến hành vào lúc nửa đêm ngày 16. Lễ vật trên giàn được rải xuống và phân phát cho trẻ em, sau đó đốt hình ông Tiêu kèm theo vàng mã. Chiếc thuyền giấy có khung bằng tre được đặt trên bè chuối, trên thuyền đặt lễ vật cúng tế làm nhiệm vụ đưa khách (cô hồn), được thả xuôi theo dòng sông Tầm Vu sau một hồi trống tiễn. Đoàn đưa khách quay về đình thỉnh lư hương về miếu Âm Nhơn. Lễ hội làm chay đến đây kết thúc.
Lực lượng an ninh phải bảo vệ những món đồ giá trị
Mang tàu tiễn khách ra sông thả là nghi thức cuối cùng, kết thúc lễ hội
Lễ làm chay đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014.
Phạm Nguyễn