Khốn khổ vì cách đặt tên “đường”, “phố” tréo ngoe ở Hà Nội

Tác giả: coaynoi
Đăng ngày: 19/04/2016
Lần cập nhập cuối: 08/01/2021

Trong Điều 3, chương 1, Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng (được ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ – CP, ngày 11/7/2005 của Chính phủ) phân biệt đường là lối đi lại được xác định trong quy hoạch đô thị có quy mô lớn về chiều dài, chiều rộng, gồm các trục chính trên địa bàn đô thị, các tuyến vành đai, liên tỉnh.

Phố là lối đi lại được xác định trong quy hoạch đô thị, hai bên phố thường có các công trình kế tiếp nhau như nhà ở, cửa hàng, cửa hiệu.

Ở Hà Nội hiện nay rất nhiều đường và phố có kích thước, công trình hai bên tương tự nhưng trên biển tên cái lại ghi “đường”, cái ghi “phố”. Thậm chí, nhiều đường, phố cùng nằm trên một trục, chiều rộng tương đương nhưng đoạn gọi là đường, đoạn gọi là phố.

Nằm trên cùng trục đường với phố Liễu Giai, hai bên cũng có các công trình nhà dân, cửa hiệu kế tiếp, con đường được đề biển “Đường Văn Cao”.
Nối tiếp với Đường Văn Cao, biển tên con đường cũng có kích thước, cấu trúc tương tự lại được đặt biển “Phố Liễu Giai”.
Cùng năm trên trục đường Văn Cao – Liễu Giai, con đường này được đề biển “Đường Nguyễn Chí Thanh”.
Nối tiếp đường Nguyên Chí Thanh, con đường nối với đại lộ Thăng Long được đặt tên “Đường Trần Duy Hưng”.
Con đường mới mở mang tên “Phố Xã Đàn”.
Nối tiếp phố Xã Đàn là con đường cũ hơn nhưng cũng có các công trình nhà ở, cửa hiệu gần tương tự được gắn biển “Đường Đại Cồ Việt”.
Tiếp nối đường Đại Cồ Việt là con đường có biển tên “Đường Trần Khát Chân”.
Đường Lê Văn Lương là con đường hiện đại với dải phân cách và nhiều làn xe.
Tiếp nối với đường Lê Văn Lương là con đường cũng hiện đại tương tự được gắn biển tên “Phố Tố Hữu”.
Phố Tố Hữu giao cắt với con đường có gắn biển “Đường Lương Thế Vinh”, đây là con đường rất hẹp so với phố Tố Hữu.

Theo Vietnamnet

Exit mobile version