Trong bối cảnh ngày càng có nhiều người trẻ tuổi mất dần sự gắn kết với ngành nông nghiệp, cùng với dự đoán về sự gia tăng dân số thế giới dự báo lên đến 10 tỉ người vào năm 2050, nhu cầu cấp thiết hiện nay là cần có cách tiếp cận lâu dài với tầm nhìn sâu rộng và sáng tạo để phát triển các giải pháp nhằm giúp thế hệ những người sản xuất lương thực kế thừa đối mặt với các thách thức của ngành nông nghiệp toàn cầu.
Chính điều đó thúc đẩy Bayer và hai hiệp hội nông dân trẻ của Bỉ là Groene Kring và Fédération des Jeunes Agriculteurs cùng kêu gọi các nhà lãnh đạo trẻ trên khắp thế giới đăng ký tham dự chương trình Hội nghị Thanh niên về Nông nghiệp Toàn cầu lần thứ ba sẽ được tổ chức từ ngày 9 đến 13 tháng 10 năm 2017 tại Brussels, Bỉ. Chỉ còn chưa đầy 3 tuần nữa, hạn nộp hồ sơ sẽ kết thúc, dự kiến hạn chót nộp hồ sơ là ngày 13/01/2017.
Bên cạnh việc tuyển chọn thí sinh xuất sắc nhất để tham gia Hội nghị toàn cầu tại Brussels, Bỉ vào tháng 10 năm 2017, Bayer Việt Nam sẽ trao thêm giải thưởng cho những thí sinh có bài dự thi và ý tưởng nổi trội. Để có cơ hội nhận được giải thưởng mở rộng này, thí sinh cần phải thực hiện hai bước sau:
Bước 1: Gửi bài dự thi đến trang web chính thức của cuộc thi www.youthagsummit.com
Bước 2: Gửi email xác nhận đã nộp bài dự thi kèm theo bài dự thi đến địa chỉ email communications.vn@bayer.com.
Các thí sinh thắng giải tại Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia các buổi giao lưu với chuyên gia đầu ngành từ các cơ quan đoàn thể, cũng như các chuyến thực địa tại các vùng nông nghiệp trọng điểm của Việt Nam nhằm mở rộng kiến thức về canh tác nông nghiệp hiện đại. Kết quả cuộc thi dự kiến sẽ được công bố vào tháng 8 năm 2017.
“Bayer cam kết khuyến khích thanh niên học hỏi về nông nghiệp và truyền cảm hứng cho thế hệ những nhà hoạch định chiến lược nông nghiệp kế thừa. Với các sáng kiến như Hội nghị Thanh niên về Nông nghiệp năm 2017, các học bổng về nông nghiệp và khóa đào tạo trực tuyến và tại phòng thí nghiệm dành cho sinh viên của công ty, chúng tuôi mong muốn động viên thanh niên học hỏi nhiều hơn về nguồn cung ứng lương thực và nông nghiệp bền vững mà trong đó vai trò chủ chốt của sáng tạo và khoa học được nhấn mạnh,” Bernd Naaf, Giám đốc Các vấn đề Kinh doanh và Truyền thông kiêm Chủ tịch Công đoàn của Tập đoàn Bayer chia sẻ.
Trong năm 2015, các đại biểu đến từ 33 quốc gia đã đưa ra Tuyên ngôn Thanh niên Nông nghiệp Canberra, một kế hoạch hành động được định hướng với các khuyến nghị về việc tối đa hóa tác động tích cực của thanh niên vào nền an ninh lương thực, đã được đệ trình lên Ủy ban Liên Hiệp Quốc về An ninh Lương thực Thế giới tại Rome sau đó. “Đến từ 33 quốc gia với các nền giáo dục khác nhau, toàn bộ 100 đại biểu đã cùng nhau trình bày các góc nhìn độc đáo, sâu rộng và đưa ra các ý tưởng tranh luận nhằm giải quyết mối quan tâm chung của toàn cầu. Thật tuyệt vời khi nhìn thấy một tập thể đầy nhiệt huyết cùng đối mặt thử thách và cùng xây dựng tầm nhìn chung giải quyết bài toán an ninh lương thực toàn cầu”, Samba Ouma Zablon, đại biểu năm 2015 đến từ Kenya, người được chọn để trình bày bảng tuyên ngôn trước Liên Hiệp Quốc nhớ lại. Trong năm 2017, chương trình được tiếp nối tại Thủ đô của châu Âu.
“Chúng tôi rất vinh hạnh được phối hợp tổ chức Hội nghị Thanh niên về Nông nghiệp lần này tại Brussels,” Tổng Thư ký Fédération des Jeunes Agriculteurs (FJA), Guillaume Van Binst chia sẻ. “FJA hướng đến việc tập trung các nhà đầu tư, tổ chức các cuộc vận động, và hướng đến người làm nông và cộng đồng nói chung. Và có nơi nào thực hiện điều đó tốt hơn là sự kiện toàn cầu uy tín này?” Chủ tịch Quốc gia của Groene Kring Giel Boey cho biết. “Brussels là một địa điểm lý tưởng để tập hợp các bạn trẻ quan tâm đến nông nghiệp cùng giúp nhau nhìn vềtương lai của ngành nông nghiệp và trách nhiệm nuôi sống thế giới,” ông nhận xét.
Damien Viollet, Giám đốc Nhóm quốc gia Benelux của Bayer CropScience bổ sung thêm: “Bỉ là điạ điểm tuyệt vời mang tính dẫn đầu xu hướng. Là trái tim của Châu Âu, Bỉ là nơi các chính phủ, các công ty đa quốc gia, tổ chức dân sự và giới truyền thông tụ hội để đóng góp vào việc định hình thêm cho ngành nông nhiệp toàn cầu”.
K.M