Dưới bóng tối của Nhà thờ Đức bà Paris, trong hơn sáu thập kỷ qua, cửa hiệu Shakespeare and Company đã trở thành nơi trú ngụ qua đêm của rất nhiều nhà văn. Họ có thể ở đây trong hàng tháng trời, hoàn toàn miễn phí, chỉ cần làm việc cho hiệu sách 1, 2 tiếng mỗi ngày.
Hơn 30 nghìn khách đã ngủ đêm tại đây, trong đó có rất nhiều người đã trở thành các nhà văn best-seller nổi tiếng. Và bây giờ, sau 65 năm kể từ khi mở cửa, cô Sylvia, con gái của người chủ đầu tiên George Whitman, quyết định phát hành cuốn hồi ký ghi lại lịch sử lâu dài của cửa hàng sách đặc biệt này.
Trong hơn sáu thập kỷ, Shakespeare and Company đã trở thành nơi lưu trú miễn phí cho những nhà văn đầy tham vọng, đôi khi trong nhiều tháng. Trong ảnh là một trong những vị khách
Tại thời điểm này, cửa hàng giới hạn 6 khách mỗi đêm.
George Whitman đã mở Shakespeare and Company tại số 37 Bûcherie vào năm 1951, một nơi ông gọi là “thiên đường xã hội chủ nghĩa dưới hình dạng một hiệu sách ‘
Có rất nhiều các hốc tường khác nhau trong cửa hàng nơi khách, được gọi là Tumbleweeds, có thể ngủ qua đêm
Cái tên Shakespeare and Company đến từ một hiệu sách ở Paris thuộc sở hữu của người Mỹ Sylvia Beach
Thay vì trả tiền cho chỗ nghỉ, các Tumbleweeds chỉ cần giúp đỡ cửa hàng trong vài giờ, viết một trang tiểu sử cá nhân để lưu trữ và “đọc một cuốn sách trong một ngày”.
Nó đã trở thành một nơi hoàn hảo để làm việc cho các nhà văn tham vọng. Nhiều cái tên nổi tiếng Alan Sillitoe, Sebastian Barry, Robert Stone, Kate Grenville và Ian Rankin đã từng là khách qua đêm của hiệu sách
Whitman (ảnh), đã được rất nhiều người xa lạ giúp đỡ khi ông đi du lịch trên khắp thế giới, nên ông mở cửa hiệu sách để đáp lại sự hào phóng đó đối với những người khách du lịch khác
Molly Dektar – một người khách đã từng ở lại đây, viết trên blog của mình rằng, trong khi hầu hết mọi người ở lại đây một tuần hoặc một tháng thì có người đã lưu lại trong bảy năm
Dektar nói rằng các Tumbleweeds qua đêm trong hốc tường khác nhau trong hiệu sách và có có thể sử dụng nhà bếp trên lầu
Một cuốn sách về lịch sử của hiệu sách vừa mới được xuất bản, cung cấp cho người đọc một góc nhìn khác về Paris cũng như về cuộc sống của các du khách yêu văn học nửa sau thế kỷ 20.
Hữu Nguyên
Theo DailyMail