Hiện tượng mạng “Thạc sĩ xe ôm”
Những ngày vừa qua những đoạn clip về câu chuyện của chàng thạc sĩ xe ôm hàm móm được cộng đồng mạng chia sẻ rộng rãi và nhận được nhiều bình luận và lời động viên tích cực từ cư dân mạng.
Bổng chốc mọi thứ liên quan chàng thạc sĩ xe ôm Duy Phương trở thành “tâm điểm” để bàn tán.
Bức tâm thư và cuốn nhật kí của Duy Phương sau khi được hé lộ, lập tức nhận được sự chia sẻ rộng rãi của cộng đồng.
Nội dung bức tâm thư đẫm nước mắt
Bức tâm thư dài 3 trang của Duy Phương được viết bằng tay. Mở đầu đoạn tâm thư là lời bộc bạch về cuộc sống bế tắt và mặc cảm của anh trong gần 20 năm: “ Cuộc đời tôi có thể nói là một đoạn nhạc buồn không hồi kết. Tôi đã sống một cuộc đời khép kín suốt 27 năm. Từ bé, tôi đã phải học cách sống một mình…ăn một mình, chơi một mình….”
“Tôi luôn suy nghĩ về trọng trách của bản thân với gia đình. Một nỗi lo lắng khiến tôi chưa bao giờ ngủ yên, khi kinh tế gia đình vô cùng khó khăn, tôi lại nuôi dưỡng ước mơ trở thành một giáo viên.
Ba tôi ngoài 60 tuổi nhưng sức yếu, trong người mang nhiều bệnh phải dùng thuốc thường xuyên..Còn mẹ tôi, bà là một người phụ nữ cả đời tất bật, từ sáng sớm lo cho việc nhà cửa xong là chạy ngay ra tiệm vé số, lấy vài trăm tờ để đi bán đến hết ngày …”
“Năm 17 tuổi, tôi đến trường trong nỗi mặc cảm vì luôn thấy mình thua thiệt người khác ở mọi phương diện. Cái hàm dưới cứ như dài ra mỗi ngày biến tôi thành một người “quái gở”. Mỗi lần đến lớp tôi hay bị gọi là “thằng mặt khỉ”, “đồ lưỡi cày”. Những lần ấy, tôi chỉ im lặng, cúi gằm mặt xuống và tự nhủ: “tụi nó nói đúng mà”. Đến tôi còn tự thấy chán ghét bản thân mình nữa là.
Những ngày tháng trượt dài trong nỗi tự ti, buồn rầu và ảm đạm biến tôi thành con người khép kín.
Tôi đã quyết tâm ra sức học tập và đậu vào ngành quản lý thư viện của trường ĐH KHXH &NV TP.HCM.
Phụ quán, rửa chén, phục vụ nhà hàng, trồng cây xanh… đó là những công việc đã giúp tôi sống sót trong 4 năm đại học.
Có những lúc chỉ có một mình, mẹ gọi điện thoại nói ở nhà ba đang đau ốm, trong túi thì không có tiền, tôi đã thấy mình bế tắc biết chừng nào. Thế nhưng, tôi chưa bao giờ dám nghĩ đến việc nghỉ học, và ngay sau khi tốt nghiệp đại học, tôi lại một lần nữa liều lĩnh đăng kí vào lớp thạc sĩ sau đại học của trường”.
Đoạn cuối tâm thư thể hiện khao khát thay đổi diện mạo, làm lại cuộc đời của thạc sĩ xe ôm
Cuốn nhật kí xúc động chạm đến trái tim người đọc
Không chỉ bức tâm thư khiến người đọc chạnh lòng mà cuốn nhật kí của anh cũng khiến người xem phải xót xa cho số phận của anh.
“Tôi sẽ phải chịu đựng sự chọc ghẹo của mọi người thế này sao ..? Tất cả những nỗi mặc cảm ấy luôn nhốt tôi trong cùng cực của tuyệt vọng…”
“Tôi nhớ có lần tôi chia sẻ với một người chị về việc muốn đi làm thêm. Chị nghe xong rồi buông một câu lạnh nhạt : Ngoại hình như em, không đi làm được đâu..”
“Ba mẹ tôi cũng khổ tâm vì điều đó, khi ngoại hình con mình không được như bao người bình thường khác nhưng vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, với đồng lương làm thuê ít ỏi, ba mẹ tôi không thể làm gì , chỉ biết khuyên con chấp nhận và chờ vào phép màu xuất hiện..”
“Tôi vừa đi học , vừa đi làm cố gắng tích góp thêm để dành một khoản nhỏ mỗi tháng cho đến khi nào đủ tiền phẫu thuật. Dù ngày ấy có thể rất xa xôi…”
Sau khi tiếp xúc trực tiếp với trường hợp Duy Phương. TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung đánh giá:“Trường hợp của Phương rất đặc biệt. Đây là một trong số ít những ca hàm móm nặng do xương hàm phát triển quá mức, răng mọc lộn xộn và trục hàm lệch hoàn toàn. Trục xương hàm trên cách xương hàm dưới cách nhau đến 3.2cm”
TS.BS Tú Dung nhận định “đây là ca phẫu thuật vô cùng khó và phức tạp nhưng với kinh nghiệm phẫu thuật cá nhân tôi đánh giá mức độ thành công hơn 90%.
Cuối cùng sau một thời gian chờ đợi, điều kì diệu từ CT “Nhan sắc mới, khởi đầu mới” đã mở ra cho Duy Phương một hi vọng về một ngoại hình mới, cuộc sống mới.
K.M