Dầu dưỡng da là gì?
Dầu dưỡng da là các loại dầu có nguồn gốc từ thực vật, được chiết xuất hoặc ép. Các loại dầu dưỡng này thường rất giàu chất chống oxi hóa, acid béo, vitamin, và là một thành phần dưỡng ẩm hoàn hảo giúp da mềm, mượt hơn.
Tuy nhiên, có một điều bạn cần biết rằng: dù rất giàu những dưỡng chất hữu ích nhưng dầu dưỡng da sẽ không có những thành phần tái tạo da (như niacinamide, retinol), hoặc thành phần hỗ trợ cấp nước cho da (như hyaluronic acid). Thế nên bạn sẽ không thể xem dầu dưỡng da như một phương pháp thay thế hoàn toàn kem dưỡng ẩm. Cách tốt nhất là bạn nên xem dầu dưỡng da như một “gia vị” bổ sung vào quy trình dưỡng da, để giúp da được chăm sóc toàn diện hơn.
Vì sao bạn nên dùng dầu dưỡng da ngay hôm nay?
Đừng nghĩ “Việt Nam nóng bức lắm, da thừa dầu rồi thì cần gì dùng dầu dưỡng da”. Thật ra, dầu dưỡng da có nhiều công dụng hơn bạn nghĩ đó!
– Làm dịu và chữa lành: Một số loại dầu dưỡng da có thành phần làm dịu da, rất hữu hiệu cho làn da đang bị kích ứng, có các vết sẹo hay vết thâm mụn.
– Hỗ trợ da hấp thu dưỡng chất tốt hơn: Các loại dầu nói chung đều rất được các loại chất béo chào đón nên có khả năng đi qua lớp lipid, vào sâu dưới da. Sử dụng dầu dưỡng da kèm với các bước dưỡng ẩm khác sẽ giúp dưỡng chất được hấp thu tốt hơn là chỉ hoạt động một mình.
– Tạo nên lớp màng bảo vệ da tự nhiên: Các loại dầu dưỡng, với thành phần chống oxi hóa cao, có khả năng tuyệt vời trong việc khóa ẩm và ngăn chặn các vi khuẩn và bụi bẩn.
– Mang đến cảm giác mềm, mịn tức thì: Nếu bạn không hài lòng với hiệu quả của serum hay kem dưỡng ẩm của mình, thì vài giọt dầu dưỡng có thể sẽ khiến bạn hài lòng ngay đấy!
Cách chọn dầu dưỡng da phù hợp với làn da
Có nhiều cách để phân loại và chọn dầu dưỡng. Nhưng hai yếu tố tiên quyết mà bất kỳ ai muốn bắt đầu với dầu dưỡng da cũng cần quan tâm là loại da của bản thân và thành phần của dầu dưỡng da.
Như đã biết, thành phần chính của dầu dưỡng da là các acid béo, và trong đó đáng lưu ý nhất là acid linoleic và acid oleic.
– Acid Linoleic (Omega 6): Các loại dầu dưỡng có thành phần acid linoleic nhiều hơn thường sẽ mỏng, nhẹ, có kết cấu lỏng nên sẽ đi sâu hơn dưới da và nuôi dưỡng da mà không gây bí hay tạo giác nặng nề trên bề mặt da. Phù hợp với da dầu, mụn
– Acid Oleic (Omega 9): Các loại dầu giàu acid loeic thường nặng, đặc, và rất tốt trong việc khóa ẩm. Phù hợp với da khô, lão hóa
Tùy vào loại da mà bạn có thể lựa chọn loại dầu dưỡng có thành phần acid linoleic hay acid oleic nhiều hơn, hoặc tương đối cân bằng giữa hai loại acid. Dưới đây là một số loại dầu dưỡng phổ biến tương ứng với tỉ lệ thành phần giữa hai loại acid trên:
– Linoleic > Oleic: hemp seed oil, evening primrose oil, pumpkin seed oil, rosehip oil, grape seed oil, soybean oil, calendula oil, black rasberry seed oil, maracuja oil
– Linoleic ≥ Oleic: pomegranate oil, sesame oil
– Linoleic ≤ Oleic: jojoba oil, flaxseed oil, tamanu oil, argan oil, coconut oil
– Linoleic Cách sử dụng dầu dưỡng trong quy trình dưỡng da
Cách sử dụng dầu dưỡng phổ biến nhất là nhỏ vài giọt dầu dưỡng vào serum hoặc kem dưỡng ẩm yêu thích, trộn đều và apply lên da như bình thường. Lượng dầu dưỡng được thêm vào tùy theo nhu cầu của da bạn, nhưng chỉ nên giới hạn trong từ 3 – 4 giọt nếu không muốn có cảm giác nhờn dính suốt ngày nhé!
Bạn có thể dùng dầu dưỡng cả sáng và tối. Riêng với buổi sáng, dầu dưỡng (mix cùng kem dưỡng) sẽ là bước cuối cùng trước kem chống nắng và makeup. Đây sẽ là công thức cho một lớp nền căng mịn hoàn hảo cho bạn đấy!
** Một số sản phẩm dầu dưỡng phổ biến
Nếu trước đây, bạn chỉ biết đến các loại dầu dưỡng như thành phần nhỏ của một sản phẩm dưỡng da nào đó thì giờ là lúc để bạn “nâng cấp” quy trình skincare của mình với một “em” dầu dưỡng thực thụ. Bạn đã trải nghiệm loại dầu dưỡng nào rồi, hãy chia sẻ chút kinh nghiệm với Coaynoi.net nhé!
Tổng hợp