9 triết lý giúp bạn hạnh phúc hơn trong cuộc sống

Tác giả: coaynoi
Đăng ngày: 15/05/2019
Lần cập nhập cuối: 08/02/2021

1. Wu-Wei, Đạo giáo Trung Quốc

Một câu chuyện ngụ ngôn của Trung Quốc kể về cuộc gặp gỡ giữa Đức Phật, Khổng Tử, và Lão Tử, ba người sáng lập các trường phái tư tưởng hàng đầu của Trung Quốc. Họ tìm thấy một cái nồi đựng chất lỏng. Cả ba nhúng ngón tay vào nồi, đưa lên miệng nếm thử và phát hiện ra đó là dấm. Khổng Tử nếm và nhăn mặt vì chua. Đức Phật nếm và thấy dấm có vị đắng. Lão Tử nếm rồi mỉm cười nói: “À, đây là dấm.”

Wu-Wei có nghĩa là “Không nỗ lực”. Đây chính là một trong những nguyên lý chính của Đạo giáo. Trong triết lý của Wu-Wei, mọi người được khuyến khích không nên cố gắng chống lại hay thay đổi thế giới mà hãy tận hưởng niềm vui trong mọi việc và làm mọi thứ mà không lo lắng đến thành công hay thất bại.

2. Coorie, Scotland

Bắt nguồn từ Scotland, nghĩa đen của “Coorie” là ôm ấp. Một người thực hành “Coorie” tức là làm cho mình ấm áp nhất có khi khi ở nhà và ăn những món ăn ấm áp thích hợp trong mùa đông lạnh. Họ cũng được khuyến khích đi ra ngoài và vui chơi ngoài trời để làm nóng mình trong những ngày mùa đông đẹp.

3. Mudita, Phật Giáo

Trong ngôn ngữ tiếng Phạn cổ của Ấn độ, Mudita nghĩa là niềm vui. Trong Phật Giáo, Mudita còn tinh tế hơn, tức là một niềm vui không bị cản trở bởi các điều kiện cá nhân; vui mừng trước hạnh phúc của người khác mà không thấy ghen tị hay thèm muốn. Điều này nghe có vẻ dễ dàng nhưng niềm vui đồng cảm này được coi là đức tính khó tu luyện nhất trong Phật giáo.

4. Philotimo, Hy Lạp

Philotimo là tinh thần của Hy Lạp. Theo nghĩa đen, Philotimo khá khó hiểu, nó dịch ra nghĩa là “tình yêu của danh dự”, nhưng tất cả người Hy Lạp bản địa dường như đều hiểu từ này. Triết lý này là toàn bộ cách sống bao gồm lòng tốt đối với những người lạ mặt, lòng biết ơn, nhân phẩm, sự hi sinh, lòng hiếu khách và sự lạc quan.

5. Shinrin-Yoku, Nhật Bản

Triết lý Shinrin-Yoku có tuổi đời khá trẻ, mới chỉ bắt đầu từ thập niên 80. Trong tiếng Nhật, nó có nghĩa là “tắm rừng”, nhưng không phải tìm một dòng suối trong rừng và nhảy xuống tắm. Shinrin-Yoku đòi hỏi bạn phải đắm mình trong rừng. Tức là bạn đi vào rằng và trải nghiệm bằng toàn bộ giác quan như chạm vào vỏ cây và lá cây, lắng nghe tiếng động của rừng, hít thở các giác quan của cuộc sống và đi chậm rãi để hiểu rõ hơn về mạch sống của rừng.

6. Pantsdrunk / Kalsarikänni, Phần Lan

Kalsarikänni khá giống với Coorie, vì cả hai đều xuất phát từ triết lý “Hygge” của Đan Mạch, một triết lý về sự thoải mái của người Scandinavi. Nhưng Kalsarikänni của Phần Lan có một chút khác biệt. Trong khi Coorie là làm cho ngồi nhà trở nên ấm cúng thì Pantsdrunk lại yêu cầu bạn trở nên thoải mái nhất có thể khi ở bên trong nhà. Pantsdrunk nghĩa đen là thoát khỏi quần áo, ăn snack, xem tivi, và uống bia. Chắc chắn rằng rất nhiều người trong chúng ta đang thực hiện triết lý sống này mà không hề nhận ra điều đó.

7. Ikigai, Okinawa, Nhật Bản

Đảo Okinawa của Nhật Bản có tỷ lệ lớn về người cao tuổi. Chế độ ăn uống là một lý do nhưng một yếu tố quan trọng hơn đó là vì người dân Okinawa thực hành triết lý Ikigai. Theo triết lý này, nếu bạn tham gia vào những việc bạn làm giỏi và thích làm, bạn sẽ thấy cuộc sống có mục đích hơn và nhận được tiền lương cho công việc đó. Vì thế, bạn sẽ không thích nghỉ hưu khi mà cơ thể bạn vẫn đủ sức khỏe để làm việc.

8. Lykke, Đan Mạch

Sự thoải mái không phải công thức duy nhất mang đến hạnh phúc cho người Đan Mạch. Không giống như triết lý Hygge, Lykke có cách tiếp cận chủ động hơn với hạnh phúc bao gồm hoạt động thể chất nhiều hơn (ví dụ như đi xe đạp thay vì ô tô), kết nối sâu sắc hơn với gia đình và hàng xóm, tăng cường ý thức về cộng đồng và họ hàng bằng cách giúp đỡ, chia sẻ tài nguyên và phát triển các mối quan hệ thân thiết, hòa nhã.

9. Simcha, Do Thái đạo Hasidic

Giống như những lối sống và triết lý khác trong bài, ý nghĩa của Simcha trong tiếng Do Thái chỉ đơn giản là niềm hạnh phúc. Tuy nhiên, trong bối cảnh của đạo Hasidic, nó còn có ý nghĩa nhiều hơn thế. Theo một số giáo sĩ Hasidic có uy tín, hạnh phúc không chỉ là mong muốn, đó là một mitzvah – tức là một điều răn và một đặc ân. Như vậy, hạnh phúc mang một ý nghĩa tinh thần sâu sắc. 

Thảo Ng.

Theo BM

Exit mobile version