8X thành đạt không qua ĐH gây tranh cãi

Tác giả: coaynoi
Đăng ngày: 27/05/2006
Lần cập nhập cuối: 14/04/2021

Mới đây, đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đã phỏng vấn hai “đại gia” kinh tế sinh sau năm 1980. Đó là Li Xiang, Tổng giám đốc trang web www.pcpop.com và Mao Kankan, kỹ sư trưởng, Tổng giám đốc Công ty Công nghiệp Ai Hang Bắc Kinh.

 

Tổng tài sản ròng của Li Xiang (25 tuổi) là hơn 100 triệu NDT (tương đương 12,5 triệu USD), còn Mao Kankan (22 tuổi) sở hữu 25% cổ phần của công ty Công nghiệp Ai Hang Bắc Kinh. Công ty này ước tính sẽ đạt doanh thu hàng năm khoảng 1,5 tỷ NDT. Điều đáng chú ý hơn là cả hai ông chủ trẻ tuổi này chưa từng được giáo dục theo cách truyền thống.

 

Thông thường, được đào tạo  trong một trường ĐH thông thường là mục tiêu của nhiều người. Đây cũng là một mốc quan trọng mà mọi người thấy tự hào trong cuộc đời. Hầu như ai cũng tin vào sức mạnh của giáo dục và sự thật là vào đại học là cách tốt nhất cho một cá nhân tăng giá trị của mình. Những người được đào tạo tại một trường đại học thông thường sẽ có cảm giác vượt trội so với những người không được học đại học.

 

Trong khi đó, sự nổi lên của những người tài đã thành công mà không cần học đại học ở một cơ sở đào tạo thông thường như Li và Mao đã làm đảo ngược sức mạnh của giáo dục bậc đại học.

 

Xu hướng đối ngược này đang rất được chú ý ở Trung Quốc. Dân chúng đang kịch liệt phê phán nạn giả mạo trong giới học giả và sự xuống cấp của hệ thống giáo dục Trung Quốc đang trở nên hiển nhiên hơn, đặc biệt là sau vụ giả mạo vi mạch xử lý tín hiệu số mới đây ở trường ĐH Giao thông Thượng Hải.

 

Ngày càng có nhiều người kêu gọi cải tổ trong việc cải cách hệ thống giáo dục đại học và học bổng học thuật. Những tranh cãi xung quanh chất lượng xuống cấp của các cử nhân đã trở nên phổ biến hơn.

 

Và dường như những người trẻ thành đạt thế hệ 8X có tài sản ròng ở mức một trăm triệu NDT như Mao và Li đang phát đi những làn sóng tấn công lại hệ thống giáo dục của Trung Quốc. Vì vậy, vấn đề liên quan đến kiểu nhân tài mà các trường ĐH Trung Quốc cần đào tạo một lần nữa lại được đưa ra bàn luận.

 

Theo Thương VũVietnamnet

Exit mobile version