Chống nắng là phương pháp giúp làn da tránh được sự tác động xấu từ tia cực tím của ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, cách chống nắng không khoa học sẽ chỉ càng khiến làn da sạm đen nhanh hơn. Dưới đây là 8 sai lầm khi dùng kem chống nắng nàng cần lưu ý để không bao giờ mắc phải nhé!
1. Quá tin tưởng vào kem chống nắng
Hầu hết các bạn gái đều có suy nghĩ sai lầm khi dùng kem chống nắng là hoàn toàn tin tưởng vào mức độ chống nắng tuyệt đối của kem chống nắng nên thỏa sức diện các bộ cánh mát mẻ và thiếu che chắn dưới ánh nắng mặt trời.
Tuy nhiên, có một sự thật là không có bất cứ một loại kem chống nắng nào dù với chỉ số SPF cao nhất sẽ có khả năng chống nắng tuyệt đối. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên kết hợp che chắn cùng kem chống nắng trước khi ra ngoài để tránh cho làn da không bị cháy nắng “oan uổng”.
2. Đợi đến khi ra ngoài mới thoa là 1 sai lầm khi dùng kem chống nắng
Có rất nhiều người thường quên hoặc viện lí do khẩn cấp nên chỉ thoa kem chống nắng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Hình ảnh các cô nàng mặc bikini nóng bỏng thủng thẳng trải khăn tắm, nằm dài rồi mới bôi kem và tắm nắng trên các bộ phim điện ảnh đã khiến hầu hết phụ nữ có cái nhìn lệch chuẩn về thời điểm thoa kem chống nắng.
Cách làm đúng là nên bôi kem chống nắng khoảng từ 20-30 phút trước khi ra ngoài. Đây là mức thời gian tối thiểu để kem có thể hấp thụ vào da và bắt đầu phát huy tác dụng.
3. Chỉ thoa kem chống nắng 1 lần cho cả ngày
Bạn có thói quen chăm sóc da hàng ngày bằng cách thoa kem chống nắng mỗi khi ra đường, nhưng lại chỉ thoa một lần vào sáng sớm để chống nắng cho cả ngày dài thì quả là một cách chống nắng sai lầm nghiêm trọng cần loại bỏ ngay. Bởi nếu mãi chống nắng theo hướng này, nguy cơ cháy nắng trên làn da của bạn hoàn toàn có thể xảy ra.
Thông thường, kem chống nắng sẽ mất hiệu quả hoạt động sau 2-4 giờ. Và đương nhiên, ánh nắng mặt trời thỏa sức có cơ hội để tác động trực tiếp lên làn da ngay sau khoảng thời gian này. Chính vì thế, bạn cần làm mới lớp kem chống nắng của mình để công sức giữ da trắng không bị để sông đổ bể.
4. Không làm sạch da mặt sau khi dùng kem chống nắng
Kem chống nắng vốn không có vai trò dưỡng da tốt nên đừng xem sản phẩm này như kem dưỡng da và giữ mãi lớp kem này suốt cả đêm. Hãy làm sạch da mặt khỏi kem chống nắng (đã bám đầy bụi bẩn sau một ngày dài) tức thời sau khi về đến nhà để tránh tình trạng bụi bẩn tích lũy lâu dài gây mụn và khiến làn da dễ bị bắt nắng hơn.
5. Cách chống nắng sai lầm bằng kem chống nắng chứa vitamin A
Quả thực Vitamin A có vai trò làm đẹp và chăm sóc da rất tốt nhưng bạn nhất định không được lầm tưởng vitamin A cũng là cách chống nắng tốt. Bởi dưới ánh nắng mặt trời, vitamin A sẽ làm tăng nguy cơ teo da và ung thư da. Vì vậy, các bạn gái không nên sử dụng các loại kem chống nắng có thành phần vitamin A, đồng thời không đắp các loại mặt nạ dưỡng da bổ sung vitamin A trước khi đặt chân bước ra đường dưới ánh nắng mặt trời.
6. Chỉ bôi kem chống nắng ở phần da lộ ra ngoài
Tia UV có thể xuyên qua áo quần và tất cả các chất vải dày mỏng khác nhau. Vì vậy, nếu không bôi kem chống nắng cho toàn bộ cơ thể, bạn vẫn có nguy cơ mắc ung thư da như thường. Lời khuyên tốt nhất là nên bôi kem chống nắng trong tình trạng khỏa thân. Nếu như bạn đang mặc quần áo hay đồ bơi trên người, bạn sẽ không bôi nó ở những vùng có quần áo che chắn. Điều đó có nghĩa là bạn đã bỏ lỡ một số vùng “khuất lấp” như giữa lưng hay mặt sau của chân, tạo điều kiện cho các tế bào ung thư ở đây phát sinh.
7. Chỉ sử dụng kem chống nắng vào ngày nắng
Vào những ngày mưa râm mát, ánh nắng có thể tạm biến mất nhưng tia tử ngoại thì không. 80% các tia UV vẫn xuyên qua mây trong những ngày mây mù, vì vậy đừng để thời tiết ảnh hưởng tới việc dùng kem chống nắng của bạn.
8. Không lưu tâm đến chỉ số quang phổ
Rất nhiều loại kem chống nắng chỉ có tác dụng chống tia UVB, nguyên nhân gây ra hiện tượng cháy nắng da. Nhưng việc chống lại tia UVA cũng rất quan trọng, vì nó xâm nhập vào da sâu hơn, tồn tại trong suốt cả năm và là nguyên nhân gây ra tình trạng lão hóa da sớm. Để bảo vệ da tối đa, hãy tìm đến các loại kem chống nắng có công thức “quang phổ rộng”, có chỉ số SPF tối thiểu 35 và PA++ trở lên.
Tổng hợp