“Vòng 1” của cô giáo mầm non
Nhưng đằng sau những hành động ấy là gì? Phải chăng là sự rối loạn văn hóa đang tồn tại? Có một nhà trường đình chỉ học sinh vì phụ huynh chê bai đồng phục trên mạng xã hội. Một công ty có tiếng về công nghệ thông tin ở Hà Nội sa thải gần chục nhân viên khi họ sử dụng Twitter làm nơi xỉ vả đồng nghiệp và cả đối tác của công ty… Còn với cô giáo này, khối người đang lo cô sẽ bị nhà trường chấn chỉnh chuyện ăn mặc chứ chẳng đùa.
Dường như ở hầu hết các loại hình nghề nghiệp, các đơn vị tổ chức của chúng ta chưa có các quy chuẩn văn hóa về ứng xử ngoài phạm vi công việc nhưng lại liên quan đến công việc. Thế là những rối loạn, bức xúc cứ xảy ra liên miên.
Ở phương Tây, một trường đại học danh tiếng từng cấm giáo viên uống rượu say cả trong lẫn ngoài nhà trường; hay hãng Microsoft từng có lúc cấm tiệt nhân viên xài iPhone… Vậy nghĩa là, không hề có sự xâm hại quyền tự do cá nhân, mà người ta yêu cầu rất rõ theo kiểu: Nếu anh muốn làm việc đó, hãy tìm một chỗ khác, hãy làm một nghề khác. Đấy là văn hóa trọng phạm vi hẹp được tuân theo những quy chuẩn hẹp. Và nó có một giá trị tuyệt vời là không tạo nên sự rối loạn văn hóa ở phạm vi rộng hơn.
Chúng ta đang thiếu những quy chuẩn hẹp ở nhà trường, công sở, doanh nghiệp, cơ quan hành chính… Thế nên nhiều người mắng cô giáo mầm non ăn mặc lố bịch, khiêu dâm… nhưng cô lại bảo, ra khỏi trường thì cô cũng như mọi người. Cô đẹp và cô có quyền. Thế là chịu. Nhà trường nếu phạt cô mà không áp được vào “điều khoản” nào thì cũng sai nốt.
Còn với những bậc làm cha làm mẹ, chỉ mong, một giáo viên nữ khoe da thịt cho cả thiên hạ xem sẽ không liên quan gì đến sự dạy dỗ những đứa trẻ.
Theo Việt Nguyễn
Gia đình & Xã hội