Tranh chức lớp trưởng

Tác giả: coaynoiĐăng ngày: 28/08/2007Lần cập nhập cuối: 01/01/2021

1. Khi cả nhóm đang bàn bạc xem nên đi đâu chơi vào cuối tuần này, bạn… a) Đùa và bảo rằng cả nhóm nên đến lớp võ thuật để “nghía” các hot boy. b) Toàn là bàn ra, chẳng đồng ý với ai cả. c) Nảy ra một sáng kiến thú vị cỡ… vẽ râu cho chú ếch ộp. Tuy nhiên, bạn vẫn ủng hộ địa điểm mà số đông đồng ý. d) Lắng nghe hết mọi đề xuất rồi mới đưa ra ý kiến của mình. 2. Mỗi khi bạn lên tiếng, thường là bạn… a) Kể một câu chuyện tiếu lâm. b) Bắt bẻ một ai đó trong nhóm. c) Kêu gọi động viên hay giúp đỡ một người khó khăn trong nhóm. d) Đưa ra lời khuyên chân thành và bổ ích. 3. Cả nhóm đang tán chuyện rất vui vẻ và thú vị. Bạn… a) Hùa theo và “múa phụ họa” làm câu chuyện càng sôi nổi hơn. b) Chẳng thèm quan tâm, nó chẳng hợp với bạn tẹo nào. c) Hào hứng trả lời những câu hỏi tinh quái do lũ bạn đưa ra. d) Chỉ im lặng lắng nghe, mỉm cười nhè nhẹ. 4. Sắp có một lễ hội hoành tráng tại trường, cả nhóm xôn xao, bạn… a) Đứng bật dậy, “hú” sảng khoái, rồi còn huơ tay múa chân sống động. b) Cố làm cho mọi người phân tâm, không hứng thú với tin tức này. Đây là hành động trả đũa việc làm tương tự của họ đối với bạn hồi tuần trước. c) Cảm thấy có một chút không thoải mái. Ai cũng tranh nhau nói, chẳng ai chịu nhường ai cả. d) Im lặng suốt buổi và chỉ quan sát mà thôi. 5. Giả sử có mối bất hòa giữa các thành viên trong nhóm, bạn sẽ làm gì? a) Cố gắng “chữa lửa”, tỏ vẻ chuyện không đáng phải ầm ĩ. b) Chắc chắn có mặt trong “cuộc chiến”, bạn cũng cần có chính kiến chớ bộ. c) Trở thành “trọng tài bất đắc dĩ”, dàn xếp mọi chuyện ổn thỏa. d) Nghe cho ra được vấn đề, chú ý làm dịu tình trạng căng thẳng. 6. Bạn là chỗ dựa cho mọi người khi họ… a) Cần sự động viên và niềm vui. b) Muốn bạn theo “phe” của họ. c) Cần có lời khuyên về chuyện học tập hoặc mấy chuyện lặt vặt của tuổi teen. d) Cần một bờ vai để khóc. 7. Nhóm của bạn bị bắt quả tang đang làm một việc “mờ ám”. Bạn sẽ… a) Phá tan bầu không khí căng thẳng pha lẫn ngượng ngùng bằng một tiếng cười hơi “khiếp” một tí. b) Kín đáo đổ lỗi cho một cô bạn trong nhóm mặc dù phi vụ đó là ý của bạn. c) Bất ngờ nghĩ ra một cách hay ho để cả đám “thoát tội”. d) Cảm thấy “tội lỗi đầy mình”, day dứt không yên nên thay mặt nhóm xin lỗi. Ái chà, bạn có trúng cử chức lớp trưởng không nhỉ? Xem nhé! * Hầu hết là câu A: Chào người vui nhộn. Bạn rất hợp với vai trò… lớp phó phong trào. Bạn có biệt tài xua đi những giây phút im lặng bất thường của nhóm và làm người khác cảm thấy vui vẻ mọi lúc mọi nơi. Những hoạt động của lớp chắc chắn không thể thiếu những trò do bạn “đầu têu”. * B là câu trả lời của bạn: Hm, thôi bạn làm… lớp viên đi. Với tinh thần “tích cực phản biện”, bạn giúp các vị “chức sắc” trong lớp nhiều lắm đó. “Bọn họ” cũng cần phải biết tâm tư, nguyện vọng của lớp viên chứ! Tuy nhiên, hãy cố suy nghĩ về người khác nhiều hơn một chút để cảm nhận được nhiều niềm vui hơn, bạn nhé! * Bạn chọn đa số C: Bắt tay vị lớp trưởng tương lai cái nào! Những ý kiến của bạn rất là “sáng giá” đó! Khả năng quyết đoán của bạn cũng có một không hai trong lớp luôn! Bản lĩnh ngoại giao và tinh thần trách nhiệm cao khiến cả lớp luôn tự tin khi có bạn. Cá là ai cũng nể bạn hết á. Cố gắng phát huy thêm nhé bạn lớp trưởng! * D là đáp án của bạn:

 

À, bạn cũng có một số tố chất như lớp trưởng, nhưng có lẽ bạn nên khéo léo từ chối chức vụ này. Với khả năng lắng nghe và phân tích vấn đề, bạn phù hợp hơn với vai trò chuyên viên tư vấn tâm lí” đó! Nhưng vì không có chức vụ này trong lớp, đề nghị bạn hãy cố gắng học hành để tranh chức… lớp phó học tập nhé! 

 

Theo Nguyễn Ngọc Anh TrangMực Tím/Girlslife