Trái tim xanh giữa lòng Hà Nội: Hành trình trồng cây chung tay bảo vệ môi trường
Theo nhiều báo cáo, 98% trẻ em dưới 5 tuổi ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình bị phơi nhiễm với nồng độ bụi mịn PM2.5, cao hơn mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Những năm gần đây, Việt Nam không nằm ngoài mức độ ảnh hưởng đáng lo ngại này, khi mà cả Hà Nội và TPHCM đều đang trong vùng cảnh báo ô nhiễm không khí trầm trọng.
Bụi mịn hay còn gọi PM2.5 là một trong những chất gây ô nhiễm không khí, có đường kính từ 2.5 micromet trở xuống, vào khoảng 1/30 của sợi tóc. Vì kích thước nhỏ nên bụi PM2.5 có thể xuyên qua những chiếc khẩu trang hàng ngày của chúng ta, đi sâu vào phế nang phổi gây tác động tiêu cực tới sức khỏe.
Ở Việt Nam hiện nay, mảng xanh suy giảm, trong khi đó lượng bụi siêu mịn PM2.5 lại liên tục gia tăng, vượt mức an toàn cho phép. Nhiều bác sĩ, chuyên gia cảnh báo, PM2.5 không chỉ xâm nhập qua đường hô hấp mà còn dễ dàng xuyên qua lỗ vải, tiến sâu vào lỗ chân lông trên da, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người cả bên trong lẫn bên ngoài.
Thực tế đáng buồn tại các đô thị lớn, nơi thiếu đi những sân chơi tuổi thơ đúng nghĩa, là sự xâm chiếm của khói bụi từ tốc độ đô thị hóa chóng mặt. Trẻ thơ thiếu cây xanh, tách rời với thiên nhiên, xa lạ với lối sống xanh và đang dần bị đe dọa bởi “kẻ thù” PM2.5.
Nhằm chung tay bảo vệ bầu không khí và mang đến nhiều sân chơi phủ xanh hơn cho trẻ nhỏ, từ tháng 9/2019, hai nhãn hàng OMO Matic và Lifebuoy của Công ty TNHH Quốc Tế Unilever đã phối hợp cùng tổ chức phi lợi nhuận hoạt động vì môi trường Xanh Hà Nội và cộng đồng trao tặng thủ đô mảng cây xanh hình trái tim. Đây là một phần trong chiến dịch “Phủ Xanh Việt Nam” do OMO Matic và Lifebuoy triển khai cùng sự hỗ trợ đồng hành của các đối tác, với kỳ vọng tạo nên những ảnh hưởng tích cực đến môi trường.
Dự kiến vào tháng 10/2019, 76 cây tán rộng và cây ăn quả (như xoài, sấu, điệp, lộc vừng, osaka hoa vàng,…) sẽ được trồng tại những khu đông dân, khu văn hoá trong nội thành Hà Nội, góp phần tô điểm sắc xanh và kêu gọi cộng đồng cùng chung tay tiếp nối hành động giảm thiểu ô nhiễm không khí.
Ngoài ra, từ tháng 9/2019 đến tháng 2/2020, OMO Matic và Lifebuoy sẽ kết hợp cùng Hội đồng Đội Trung ương trồng 30.000 cây xanh và xây dựng 10 sân chơi ở 10 tỉnh/ thành phố. Các khu vực được lựa chọn để triển khai đều là những địa điểm thiếu hụt mảng xanh, mật độ dân cư cao, thiếu sân chơi cho thiếu nhi. Tại đây, các sân chơi thiếu nhi sẽ được trang bị xích đu, cầu trượt, thang leo, thú nhún, cầu bập bênh, các dụng cụ tận dụng từ các sản phẩm tái chế,…
Đặc biệt, từ tháng 8/2019, Lifebuoy đã phát động thử thách Detox Bụi PM2.5 gây Quỹ Tường cây xanh – Không khí sạch. Với mỗi hành động đi chung xe giảm phát thải, đi bộ thay vì dùng xe ở những quãng đường không quá xa và trồng cây xanh, được cộng đồng đăng tải hình ảnh lên Facebook kèm hashtag #ThuthachDetoxBuiPM2.5, Lifebuoy sẽ đóng góp 15.000 đồng vào Quỹ Tường cây xanh – Không khí sạch để xây dựng tường cây và tặng máy lọc không khí cho các trường cao đẳng, đại học tại Việt Nam. Hiện quỹ đã đạt được 487.695.000 đồng.
Gia đình bé Đậu, gia đình MC Ốc Thanh Vân, ca sĩ Jun Phạm và MC Quang Bảo cùng hưởng ứng phong trào trồng cây xanh, bảo vệ môi trường.
Ông Mai Ngọc Nhân – Quản lý thương hiệu OMO Matic Việt Nam cho biết: “Tự hào là thương hiệu luôn khuyến khích các hoạt động gần gũi với thiên nhiên, OMO Matic – người bạn đồng hành đáng tin cậy cho mọi nhu cầu giặt máy, giúp loại bỏ các vết bẩn cứng đầu để tự do trải nghiệm lấm bẩn, trong khi Lifebuoy bảo vệ làn da của các thành viên gia đình khỏi vi khuẩn và bụi bẩn ô nhiễm gây hại. Cả hai nhãn hàng đồng hành đều tin rằng thông qua chiến dịch “Phủ Xanh Việt Nam”, nhiều mầm xanh sẽ được vun trồng, đồng thời mang đến những trải nghiệm quý giá để các thành viên trong gia đình, đặc biệt là các bạn nhỏ có cơ hội vui chơi trong bầu không khí trong lành, sạch bụi.
Việc trồng cây thành hình trái tim giữa lòng Hà Nội vừa để góp thêm công sức vào công cuộc gia tăng mảng xanh, vừa thu hút sự chú ý của công chúng, nâng cao nhận thức, sự quan tâm về ô nhiễm môi trường, từ đó kêu gọi mọi người hành động ngay để giảm tải áp lực lên bầu không khí, cứu lấy chính mình, bảo vệ thế hệ tương lai”.