Sinh viên Đà Nẵng làm “nhà nông” kiếm thêm mùa Tết
Tác giả: coaynoiĐăng ngày: 13/01/2011Lần cập nhập cuối: 01/01/2021
Việc dễ học và dư tiền về Tết
Vừa xong kỳ thi học kỳ, Thanh Trà (quê ở Nghệ An, sinh viên năm 3 trường ĐH Kiến trúc, Đà Nẵng) đã rủ hai cô bạn cùng lớp đến gặp các chủ vườn hoa ở Hòa Cường, ngay gần trường, xin phụ việc. Mức thù lao 80.000 đồng/ngày khá hấp dẫn với các sinh viên đang kiếm tiền về Tết.
Thanh Trà (ngoài cùng bên trái) cùng các bạn cùng trường đã chọn vệc làm vườn để mưu sinh mùa Tết
Làng hoa Hòa Cường nổi tiếng với sản phẩm cúc phi lê. Để hoa nở đóa to, đẹp, rực rỡ, ngay từ hơn một tháng trước Tết, nhà nông đã bắt đầu nhặt nụ. Mỗi cành lớn, chỉ chọn để lại một nụ to nhất, nằm trên cùng. Những nụ còn lại trên cành phải nhặt bỏ để dưỡng chất từ rễ đến thân cành dồn sức cho đóa nụ trên đỉnh cành nở hoa đẹp nhất.
Thêm nữa, khi nhặt nụ, phải chú ý nhặt cả những lá sâu, tránh sâu ăn lá lan sang những cành khác. “Bí quyết” nhà nông không khó, nhưng công việc cần sự tỉ mẩn nên mất nhiều thời gian. Mỗi mùa Tết, một chủ vườn phải tìm thêm 5-7 người phụ việc. Cơ hội cho những bạn sinh viên đang kiếm việc làm thêm trong khoảng thời gian trước kỳ nghỉ Tết, và việc học ở trường đã nhẹ nhàng hơn sau kỳ thi học kỳ.
Chỉ mất một buổi sáng học việc, Thanh Trà và các bạn đã có thể bắt tay làm như những nhà nông thực thụ. Trà vui vẻ: “Không phải lao động chân tay quá nặng nhọc. Chỉ hơi hơi mỏi chân xíu khi phải đứng cả ngày. May là trời Đà Nẵng mùa này không nắng nóng nên đứng ngoài trời cả ngày không quá nhọc. Chỉ sợ trời đổ mưa to. Công việc phải tạm dừng, phải phụ nhà vườn giăng bạt che mưa cho hoa. Những lúc ấy mới thấy thương cho công việc của nhà nông nhiều vất vả mới mong một mùa vui khi xuân về, hoa nở.
Cô Huệ chủ vườn và cả các cô chú phụ việc cũng rất thương quý tụi em nên chỉ việc tận tình. Tụi em cũng được trả thù lao ngang với những thợ phụ việc làm vườn lâu năm có nhiều kinh nghiệm”.
Dù lần đầu làm việc nhà nông, nhưng các bạn sinh viên vẫn được trả thù lao như những thợ làm vườn chuyên nghiệp
Phạm My Ly, sinh viên trường CĐ Phương Đông, cũng đang làm thêm ở vườn chia sẻ: “Rất nhiều bạn tìm đến vườn xin công việc như tụi em. Không chỉ có sinh viên trường Kiến trúc mà cả các bạn bên Cao đẳng Phương Đông, đại học Ngoại ngữ cũng tìm sang. Sắp Tết rồi, có việc làm như vậy, bọn em đỡ lo tiền về xe Tết. Lại còn dành dụm thêm được một ít chuẩn bị nộp học phí cho kỳ tới. Có bạn không quá khó khăn về kinh tế nhưng vẫn ra vườn kiếm việc làm thêm để mua quà Tết mang về nhà từ chính sức lao động của mình.”
Một cách nhà nông hỗ trợ cho sinh viên
Chị Phương, một chủ vườn ở làng hoa Hòa Cường nói thật lòng: “Mấy năm cứ gọi những người đã quen việc làm vườn tới phụ là họ đến ngay. Nhiều người cũng xin tới vườn xin làm thêm lắm. Nhưng không biết năm nay ở đâu mà mấy đứa sinh viên cũng tự tới xin phụ việc nhiều. Riêng vườn nhà tôi nhận 6 em. Mấy đứa chưa thạo việc. Nhưng mình vẫn ưu tiên nhận. Và trả thù lao ngang mức thợ phụ việc làm vườn chuyên nghiệp.
Cũng giống như con cháu mình xa nhà đi học thôi, xa nhà đi học, không có gia đình ở bên có ai giúp được cũng mừng. Mấy đứa làm ở đây đều ngoan và chăm chỉ. Nên mình cũng thương. Nhiều khi phải từ chối những người khác mấy năm trước vẫn quen xin đến vườn phụ việc. Nhà nông thì chẳng có chi, coi như đây là cách mình hỗ trợ cho sinh viên về quê ăn Tết vậy. Ai hiểu cũng vui lòng thông cảm cho mình”.
Các chủ vườn ở làng hoa Hòa Cường xem ưu tiên nhận sinh viên vào làm như một cách hỗ trợ riêng của nhà nông
Ngay cả những thợ phụ việc vườn lâu năm cũng không ngại nhọc chỉ giúp và cả làm giúp công việc của các em. Những thợ làm vườn chuyên nghiệp cũng làm với các bạn sinh viên cho biết: Hầu hết những ngày đầu, do chưa quen việc, nên các bạn hay nhặt sót nụ. Và công suất không cao. Nhưng xong việc mình, họ vẫn đảo qua những hàng cúc phi lê các bạn sinh viên đảm nhận nhặt nụ để nhặt nốt những nụ hay lá sâu còn sót lại.
Chọn công việc nhà vườn để mưu sinh mùa Tết, công việc quá quen thuộc với nhà nông, nhưng lại rất mới mẻ với các bạn sinh viên Đà Nẵng trong mùa Tết này. Không chỉ đỡ gánh lo tiền tàu xe về Tết, còn dành dụm học phí cho học kỳ Tết, các bạn còn có chung niềm vui như tâm sự của Thanh Trà:
“Đợi đến ngày những đóa cúc chính tay mình chăm chắc là vui lắm. Cầu cho thời tiết tốt để chậu hoa nào cũng nở hoa và ít sâu rầy cho các cô chú chủ vườn đỡ cực. Làm công việc này, tụi em hiểu thêm niềm vui bội thus au bao ngày vất vả chăm trồng của nhà nông là như thế nào. Và hơn hết là đón nhận tấm lòng như người nhà của mọi người ở làng hoa”.
Được ví như việc “gieo lộc”, trồng cây là hoạt động mà mọi người nên làm trong ngày Tết. Đó cũng là một phần trong chiến dịch Tết với thông điệp “Vui trồng lộc Tết, lấm bẩn gieo điều hay” mà OMO khởi xướng trong năm mới 2020 nhằm khuyến khích mọi người chung tay vì một cái Tết xanh.
Hành trình 15 ngày diễn ra cuộc thi “Mẹ an tâm nấu, bé ăn ngon miệng” tổ chức bởi nhãn hàng Knorr tạo không gian để các mẹ cùng nhau lan toả tình yêu gia đình qua hàng nghìn bữa cơm không chỉ ngon lành mà còn tốt cho sức khoẻ của các con.
Sản lượng sữa Việt Nam năm 2018 đạt 936 ngàn tấn, tăng bình quân 15% nhưng mới chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu tiêu dùng trong nước. Do đó, vùng cung cấp sữa tươi nguyên liệu luôn là một trong những vấn đề khiến nhiều thương hiệu sữa quan tâm.
Sự dịu nhẹ đâu chỉ được tìm thấy trong tình thương của bố mẹ dành cho con cái và ngược lại! Trong đêm Giáng sinh 2019, sự dịu nhẹ còn được trao đi và nhận lại bởi những em bé khiếm thị tại mái ấm Thiên Ân, những người được cho là có cảm nhận sự tinh tế và dịu nhẹ tốt nhất (bởi hoặc dù) số phận đã cướp mất đi 70% khả năng giao tiếp của họ.
Với sự lên ngôi của xu hướng “ăn dặm Organic”, thời gian gần đây, bột ăn dặm Vinamilk Organic Gold cũng đang chiếm trọn lòng tin của mẹ Việt hiện đại. Cùng lắng nghe 4 lý do vì sao mẹ yêu thích sản phẩm này nhé!
Bằng cách tận dụng ưu đãi từ hãng bay hoặc thẻ tín dụng đồng thương hiệu như VIB Premier Boundless, hành khách có thể được hưởng phòng chờ hạng sang, quầy ưu tiên dù mua vé phổ thông.