Quảng cáo “lấn át” trong chương trình truyền hình thực tế

Tác giả: coaynoiĐăng ngày: 22/12/2014Lần cập nhập cuối: 29/12/2020

Gọi là nhà tài trợ nhưng thực chất họ tham gia quảng cáo vì thương hiệu và sản phẩm của nhà tài trợ luôn xuất hiện song hành trong tất cả những sự kiện, và xuyên suốt chương trình họ tham gia.

Cần kinh phí, vỗ về bằng nhiều quyền lợi

Khi tìm kiếm tài trợ nhà sản xuất phải có được một kịch bản chương trình hấp dẫn, kèm các gói quyền lợi cho nhà tài trợ như: số lượng “spot” quảng cáo trong chương trình được ưu tiên bao nhiêu lần ở vị trí nào, lô gô xuất hiện ra sao, banner chạy chữ chân màn hình tần xuất bao nhiêu lần…

Với một nhãn hàng khi tiến hành kế hoạch quảng cáo, marketing cho sản phẩm thì kênh quảng cáo trên truyền hình hiện đang được đánh giá là tối ưu nhất, khán giả vẫn đang đặt niềm tin vào kênh quảng cáo này. Việt Nam hiện nay các gameshow và những chương trình truyền hình thực tế đang là kênh thu hút nhiều đối tượng xem nhất. Đặc biệt gameshow hay truyền hình thực tế thường kéo dài qua nhiều tuần thi thố thậm chí là vài tháng với nhiều hình thức hấp dẫn và có rất nhiều người nổi tiếng tham, được dư luận và báo chí nhắc đến liên tục. Thì việc tham gia tài trợ trong các chương trình này đảm bảo thành công và ghi dấu ấn nhất định cho chiến lược marketing của sản phẩm của nhà tài trợ.

Những chương trình về các sự kiện nào đó trong năm hay các show ca nhạc không thường niên trên các kênh truyền hình hiện nay. Dễ dàng nhận thấy ngoài những spot quảng cáo (nếu có) theo hợp đồng với mức độ “đóng góp” kinh phí thì lô gô các nhà tài trợ tha hồ được ưu ái xếp hàng trên phông chính bên cạnh tên của chương trình và được quay cận cảnh nhiều lần thậm chí nhiều chương trình những lô gô nhà tài trợ còn che khuất cả tên chương trình. Các nhà tài trợ được ưu ái mời lên xếp hàng trao giải, được đọc tên, tặng hoa cảm ơn, hay những sản phẩm của nhà tài trợ được mang ra làm quà tặng, làm đối tượng chính của trò chơi trong chương trình. Thậm chí mầu phông nền, lô gô chương trình cũng lấy từ sản phẩm của nhà tại trợ.
Nhiều chương trình truyền hình - gameshow cần tới nhà tài trợ (ảnh minh họa)

Nhiều chương trình truyền hình – gameshow cần tới nhà tài trợ (ảnh minh họa)

Với gói độc quyền thì nhà tài trợ cho các chương trình truyền hình hiện nay đang sung sướng như “ông vua” trong khoảng thời gian phát sóng chương trình đó. Ở các gameshow hay truyền hình thực tế để tham gia tài trợ độc quyền cần kinh phí ban đầu bỏ ra là rất lớn. Vậy nên để tìm được nhà tài trợ chịu chi nhà sản xuất phải khéo léo xây dựng tối đa các gói ưu đãi để thuyết phục, thậm chí sẵn sàng chiều theo mọi đòi hỏi của nhà tài trợ mục đích cuối cùng là có được hợp đồng đảm bảo kinh phí cho sản xuất và đảm bảo mức lợi nhuận thu về.

Một số chương trình truyền hình thực tế như: Nhân tố bí ẩn, Gương mặt thân quen, Vietnam Idol, Tìm kiếm tài năng Việt Nam, Tôi tỏa sáng… nhà tài trợ đang được ưu ái. Những clip quảng cáo thì xuất hiện vị trí đẹp nhất dễ xem nhất trong thời gian quảng cáo, banner chạy chữ chân màn hình thì liên tục xuất hiện đi kèm các phần giới thiệu thí sinh hay màn trình diễn. Còn trên sân khấu lô gô của nhà tài trợ nằm ở vị trí trung tâm nhất và đẹp nhất trên sân khấu, luôn hiện hữu trong mỗi góc hình.

Không như những show truyền hình lớn trên thế giới, ví dụ The Voice Mỹ hầu như khán giả không thấy bất cứ một logo nhà tài trợ nào trên sân khấu và hậu trường thí sinh trước khi biểu diễn, hoặc như ỏ American Idol sự xuất hiện của nhà tài trợ cũng bị hạn chế tối đa trên sân khấu chính, và thỉnh thoảng lô gô nhà tài trợ mới được phát chạy chữ trên sân khấu chính một vài giây chứ không được xuất hiện một cách cố định. Với uy tín và mức độ hấp dẫn của chương trình lợi nhuận họ thu được từ rất nhiều nguồn khác nhau và được quyền làm chủ chương trình của mình mà không phải phụ thuộc nhiều từ kinh phí của các nhãn hàng tài trợ.

Khán giả “chịu trận”

Nhà sản xuất nhượng bộ để mong có được một nguồn kinh phí, nhưng vì kinh phí nhiều khi bị lấn lướt với các đòi hỏi thêm ở các điều khoản nhưng người chịu trận là chính khán giả. Họ phải xem đi xem lại hình ảnh của nhãn hàng tài chợ trong suốt chương trình, lại phải tiếp tục xem trong mỗi phần quảng cáo, nhiều người than ngắn thở dài xem đến nửa chương trình mà không phân biệt được là mình đang xem biểu diễn hay xem quảng cáo sản phẩm của nhà tài trợ được giới thiệu nhiều cách khác nhau.

Để một chương trình chất lượng và đảm bảo sự thoải mái cho người xem cần thiết phải tính toán về quyền lợi của nhà tài trợ một cách khoa học và hợp lý. Vì một chương trình truyền hình thực chất nó như là một món ăn tinh thần thoải mái với nhiều gia vị khác nhau, chứ không phải cố tình ép ăn những món ăn có rất nhiều “sạn” lợi nhuận.

Hữu Đông