Những điều kỳ lạ ở Ấn Độ khiến du khách phải bất ngờ
Kumbh Mela là một lễ hành hương rất quan trọng của người theo đạo Hindu (tôn giá chiếm 80% dân số Ấn Độ) được tổ chức 12 năm một lần.
Đích đến của cuộc hành trình cũng chính là nơi diễn ra sự tụ họp có số lượng người lớn nhất thế giới, đám đông này thậm chí còn có thể nhìn thấy từ ngoài không gian. Được biết, lễ Kumbh Mela năm nay được tổ chức tại thành phố Allahabad từ 15/1 – 4/3 và ước tính đã có đến 130 triệu tín đồ cùng thực hiện lễ hành hương này.
Sushruta Samhita là một cuốn sách về y học cổ của người Ấn Độ được viết bằng tiếng Phạn bởi Sushruta. Ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, tác phẩm này được cho là một trong những văn tự sớm nhất ghi lại những nghiên cứu chi tiết về các bài thuốc và phẫu thuật.
Thậm chí, Sushruta Samhita có thể chính là nguồn gốc của phẫu thuật thẩm mỹ hiện đại, khi trong nội dung có đề cập đến cách tái tạo lại mũi và môi bằng cách sử dụng phần da ở má.
Đua bò là một môn thể thao độc đáo của người Ấn được tổ chức thường niên ở làng Anandapally, sau khi mùa màng đã được thu hoạch xong. Trong môn thi này, các tay đua sẽ điều khiển 2 chú bò kéo cùng chạy đua với đối thủ trên cánh đồng ngập nước rộng tương đương sân bóng đá.
Đất nước Ấn Độ sở hữu cho mình những bưu điện xếp vào hàng độc đáo nhất thế giới. Có thể liệt kê ra một vài ví dụ điển hình như: bưu điện nổi trên mặt nước, bưu điện cao nhất thế giới ở độ cao gần 5000 mét ở bang Himachal Pradesh. Thậm chí, vào những năm 70 của thế kỷ trước, bang Rajasthan còn sử dụng lạc đà để làm các bưu điện di động.
Ấn Độ chính là nơi sinh sống của một số loại động vật quý hiếm và đặc trưng nhất của toàn châu Á, trong đó có thể kể đến như sư tử châu Á và ếch tím.
Không phải các quốc gia Ả rập giàu có mà chính Ấn Độ mới là nước tiêu thụ vàng nhiều nhất thế giới. Trong suốt 10 năm trở lại đây, người Ấn mua sắm trung bình 838 tấn vàng/năm, hầu hết số vàng này được sử dụng để chế tác trang sức cho đám cưới và các lễ hội.
Nhiều cây cầu ở bang Meghalaya, Ấn Độ – nơi ẩm ướt nhất thế giới – được làm hoàn toàn bằng rễ cây (đang còn sống) để chống mục do hơi nước trong không khí. Được biết, những cây cầu đặc biệt này mất nhiều năm để hoàn thành. Tuy nhiên, độ bền của nó lại vượt trội hơn hẳn so với cách dùng gỗ truyền thống.
Ấn Độ là nơi có những cô dâu lộng lẫy bậc nhất thế giới, bởi theo truyền thống vào dịp lễ trọng đại này, họ sẽ được mang lên mình đến 16 món đồ trang sức gọi là Sola Shringar, đây cũng chính là lý do khiến người Ấn tiêu thụ vàng ở top đầu như đã đề cập ở trên.
Minh Nhật
Theo BS