Người Việt ngày nay: Hướng đến nhà thông minh cho nhu cầu sống hiện đại
Việt Nam và bước ngoặc mang tên “Điện”
Vào thời điểm 25 năm trước, cuộc sống của người dân Việt Nam mở ra một trang mới. Bắt nguồn từ mục tiêu kinh tế, tập đoàn toàn cầu Schneider Electric đã bắt tay cùng Chính phủ triển khai công trình đường dây truyền tải điện năng 500kV Bắc – Nam mạch 1 với tổng chiều dài 1.487km từ Hòa Bình đến TP.HCM.
Dấu ấn đầu tiên của Schneider Electric tại Việt Nam đã đóng góp lớn vào sự thay đổi tích cực của cuộc sống người dân. Tính linh hoạt của điện cho phép con người có thể ứng dụng nó vào vô số lĩnh vực như giao thông, ứng dụng nhiệt, chiếu sáng, viễn thông, và sau này là máy tính, điện tử, Internet,… Ngày nay, điện trở thành xương sống của công nghệ hiện đại, không có điện, con người không thể sở hữu và sử dụng những vật dụng phổ biến như tivi, tủ lạnh, điều hòa,… Nhờ có điện, người dân được nâng cao năng suất lao động, tiếp cận công nghệ hiện đại trong y học, giáo dục, giải trí,… Điều đó dẫn đến sự nâng cao về nhu cầu sống. Nhà ở không còn là nơi cư trú đơn thuần mà còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn mới về giám sát an ninh tự động từ xa, tiết kiệm năng lượng, sử dụng công nghệ điều khiển bằng cử chỉ, bằng giọng nói…
Chính những sự thay đổi này là đòn bẩy cho sự ra đời và phát triển của nhà thông minh. Hiện nay, nhà thông minh sở hữu hệ thống giám sát an ninh toàn diện, hệ thống chiếu sáng, tưới cây tự động, điều khiển các thiết bị gia dụng từ xa,… Thị trường nhà thông minh giúp người Việt bước lên một nấc thang mới trong đời sống, đồng thời mở ra cơ hội cho các tập đoàn công nghệ, trong đó có tập đoàn toàn cầu Scheneider Electric – đơn vị tiên phong về số hóa các chương trình quản lý năng lượng và tự động hóa
Nhà thông minh thời kì số hóa
Thị trường nhà thông minh Việt Nam đã đạt doanh thu khoảng 45 triệu USD, theo thống kê của Statista đến tháng 4/2018. Các chuyên gia dự đoán con số này có thể đạt mức 319 triệu USD từ nay đến 2022 với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 67%.
Những con số này cho thấy sự chú trọng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và điều này mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp. Vừa qua, tại Hội nghị Đổi mới và Sáng tạo, Schneider Electric đánh dấu kỷ niệm 25 năm có mặt tại Việt Nam. Tập đoàn thể hiện tầm nhìn trong giai đoạn tiếp theo khi tập trung xây dựng nền tảng EcoStruxure, trong đó nổi bật là EcoStruxure for Building để phục vụ cho hàng triệu tòa nhà, căn hộ trên khắp Việt Nam. Hội thảo chuyên đề “Thành phố thông minh và tòa nhà thông minh” với sự tham dự của các chuyên gia trong ngành đã giải đáp nhiều thắc mắc về nhu cầu và cách thức vận hành của các tòa nhà thông minh, từ đó tích hợp thành thành phố thông minh theo chủ trương của chính phủ.
EcoStruxure là sản phẩm chủ lực của Schneider Electric với nền tảng công nghệ IoT mở và có tính tương tác cao, cho phép kết nối các thiết bị với nhau, hỗ trợ người dùng quản lý và vận hành hệ thống hiệu quả, tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững. Trong đó, hệ thống EcoStruxure for Building biến mỗi tòa nhà thành một cỗ máy thông minh và tiết kiệm nhất. Bằng cách kết nối mọi thứ từ bộ cảm biến đến với các dịch vụ tiện nghi và các hệ thống an ninh, EcoStruxure for Building đưa ra giải pháp vận hành tòa nhà một cách an toàn với hệ thống cung cấp năng lượng, hệ thống HVAC, hệ thống chiếu sáng, an toàn cháy nổ, hệ thống an ninh và quản lý nơi làm việc,…
Tính đến năm 2018, Schneider Electric Việt Nam đã cung cấp sản phẩm thông minh cho khoảng 7,000 căn hộ. Những giải pháp nhà thông minh của Schneider Electric đem đến nhiều tiện ích cho người dùng như: Điều khiển chiếu sáng toàn căn hộ thông qua công tắc điều khiển thông minh, điều khiển tự động rèm cửa máy lạnh, khóa cửa tự động căn hộ từ xa và nhiều tính năng khác…. đặc biệt tính năng cảnh báo ngay lập tức khi có sự đột nhập trái phép hoặc có sự cố hỏa hoạn, việc báo động an toàn PCCC thông minh trên ứng dụng di động của người dùng tạo sự an tâm tối đa cho khách hàng.
Bên cạnh đó, nền tảng EcoStruxure tiếp tục cải tiến phần mềm bảo trì, APIs, giải pháp đám mây tích hợp các công nghệ vận hành tiên tiến, giúp các tổ chức, doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình quản lý năng lượng, thúc đẩy hiệu quả vận hành, tự động hóa trong quá trình phát triển. Từ đó, mang đến nguồn năng lượng bền vững và cuộc sống bền vững hơn cho người dân Việt Nam.
Ông Yoon Young Kim – Tổng giám đốc Schneider Electric Việt Nam, Myanmar và Campuchia cho biết: “Số hóa các chương trình quản lý năng lượng và tự động hóa trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0 là chìa khóa giúp Việt Nam bắt kịp thế giới. Sắp tới, chúng tôi sẽ chuyển dời toàn bộ dây chuyền sản xuất từ Malaysia sang Việt Nam, tăng gấp đôi công suất của nhà máy tại khu công nghệ cao TP. HCM, hợp tác với nhiều doanh nghiệp và tập trung phát triển hệ thống EcoStruxure hơn nữa để đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân Việt Nam trong cuộc cách mạng này”.