Người trẻ và câu chuyện nghề “Làm điều không thể” trong kỷ nguyên 4.0

Tác giả: coaynoiĐăng ngày: 27/12/2019Lần cập nhập cuối: 05/01/2021

Trong thời đại kỷ nguyên số, thế hệ “dám làm điều không thể” đã mở ra những nghề nghiệp mới, nghề nghiệp 4.0 và thành công với lựa chọn của mình. Với mong muốn trở thành người bạn đồng hành của giới trẻ trong con đường chinh phục thử thách mới, Samsung tổ chức 3 workshop với các chủ đề xoay quanh các ngành nghề mới này, chia sẻ những kỹ năng cần thiết và truyền cảm hứng về những câu chuyện “dám làm điều không thể”. Góp mặt trong workshop là những cá nhân tiên phong đón đầu cơ hội nghề 4.0 và rất nhiều bạn trẻ đang sẵn sàng chinh phục mục tiêu nghề nghiệp trong thời đại số.

Meo Thùy Dương – Food stylist mang tới câu chuyện về “Food Blogger chuyên nghiệp từ số 0”, Denis Dang chia sẻ hành trình “Mượn Art tỏ bày” và Châu Bùi thu hút sự chú ý với “Thương hiệu cá nhân 4.0”. Chia sẻ về quan điểm nghề nghiệp của mình, Châu Bùi, Denis Đặng và Meo Thùy Dương đều cho rằng, nghề nghiệp mà mình đang theo đuổi không hề dễ như những gì mọi người tưởng tượng. Đó đều là những công việc đòi hỏi sự sáng tạo, nỗ lực từng ngày để duy trì và phát triển lâu dài. Trái ngược với những gì công chúng nghĩ về nghề mới như Food Stylist, Giám đốc sáng tạo, Fashionista,… hành trình làm nghề thực sự không phải toàn màu hồng. Nếu với các nghề nghiệp trước đây, chỉ cần làm theo quy trình, thì với những nghề mới này, sự sáng tạo là một yếu tố sống còn. Sẽ không là một ngày làm văn phòng 8 tiếng, những nghề mới đòi hỏi người làm phải suy nghĩ, động não không ngừng. Ý tưởng sáng tạo sẽ không đến vào một thời điểm nhất định, ý tưởng sáng tạo là kết quả của một quá trình tích lũy kinh nghiệm kết hợp với liên tục cập nhật xu hướng mới.

Người trẻ và câu chuyện nghề “Làm điều không thể” trong kỷ nguyên 4.0 - 1
Người trẻ và câu chuyện nghề “Làm điều không thể” trong kỷ nguyên 4.0 - 2

Sáu năm học mỹ thuật, một thời gian dài làm thiết kế đồ hoạ (graphic designer), Meo Thuỳ Dương khép lại tất cả để bắt đầu một giấc mơ lớn hơn, hiện thực hoá niềm đam mê đích thực của bản thân – trở thành một food stylist chuyên nghiệp. Ba năm trước, food stylist vẫn là nghề lạ và chưa được nhiều người biết đến. Hầu như, khi nhắc tới từ “food stylist”, người nghe còn nghĩ nó là một nghề chỉ có ở “bên tây”. Tuy vậy, với Thùy Dương, cô lại tự mày mò. Thuỳ Dương nhận ra rằng: “Đồ ăn Việt Nam rất ngon nhưng mọi người chưa ý thức được việc làm cho nó trở nên đẹp hơn”. Ba năm sau, cô đưa từng món ngon đất Việt chạm đến một tầm cao mới. Ở đó, cô không chỉ khiến những món ăn ngon về phần vị, đẹp về phần hình; mà còn truyền cảm hứng lớn đến thế hệ trẻ, những người cũng mang đam mê trở thành food stylist chuyên nghiệp nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu.

Người trẻ và câu chuyện nghề “Làm điều không thể” trong kỷ nguyên 4.0 - 3

Nếu đầu bếp là người nấu nướng thì food stylist là một nghề 4.0, mà trong đó có liên quan đến nghệ thuật sắp đặt, sử dụng sự sáng tạo và công nghệ hỗ trợ để có những góc nhìn đẹp, tạo ra bức ảnh thức ăn đầy hương vị. Với bất kỳ một thiết bị di động nào như laptop, smartphone, máy tính bảng…, bạn có thể tận dụng mạng xã hội để giúp ích cho công việc bằng cách theo dõi (follow) các nhà hàng lớn trên Instagram, Facebook… Từ đó, bạn học cách quan sát những bức hình được nhiều tương tác nhất để phân tích tại sao chúng được nhiều lượt thích, khán giả bình luận điều gì bên dưới… Điều đó không chỉ giúp bạn dần định hình phong cách cá nhân, mà còn là cách để bạn bắt kịp những xu hướng ẩm thực mới nhất trên thế giới.

Nếu đầu bếp là người nấu nướng thì food stylist là một nghề 4.0, mà trong đó có liên quan đến nghệ thuật sắp đặt, sử dụng sự sáng tạo và công nghệ hỗ trợ để có những góc nhìn đẹp, tạo ra bức ảnh thức ăn đầy hương vị. Với bất kỳ một thiết bị di động nào như laptop, smartphone, máy tính bảng…, bạn có thể tận dụng mạng xã hội để giúp ích cho công việc bằng cách theo dõi (follow) các nhà hàng lớn trên Instagram, Facebook… Từ đó, bạn học cách quan sát những bức hình được nhiều tương tác nhất để phân tích tại sao chúng được nhiều lượt thích, khán giả bình luận điều gì bên dưới… Điều đó không chỉ giúp bạn dần định hình phong cách cá nhân, mà còn là cách để bạn bắt kịp những xu hướng ẩm thực mới nhất trên thế giới

Người trẻ và câu chuyện nghề “Làm điều không thể” trong kỷ nguyên 4.0 - 4

Như vậy, Food stylist không đơn thuần chỉ là chụp một vài tấm ảnh đồ ăn rồi đưa lên phần mềm chỉnh sửa cho đẹp là xong. Nghề này đòi hỏi tư duy về bố cục hình ảnh, tư duy về thẩm mỹ và luôn cần nâng cao khả năng thưởng thức cái đẹp. Bởi “nếu mình không tự nâng tầm thẩm mỹ của mình thì khó thể tạo nên một sản phẩm đẹp”. Và đó là tâm huyết của người làm nghề.

Bên cạnh Meo Thùy Dương, Giám đốc sáng tạo trẻ Denis Đặng với tạo hình Bạch Liên trong MV nổi tiếng Tự tâm cũng chia sẻ về hành trình đến với nghệ thuật của mình thông qua workshop “Mượn Art tỏ bày”. Vốn sinh ra trong gia đình nề nếp, Denis Đặng đã hoàn thành 4 năm Đại học Ngoại thương Hà Nội theo ước nguyện của bố mẹ trước khi quyết định theo đuổi con đường riêng. “Tôi không ích kỷ chỉ làm điều mình muốn, thay vào đó, tôi tôn trọng ý kiến của bố mẹ. Tuy nhiên, sau đó, tôi thẳng thắn sống đúng với đam mê, sở thích của mình”, Denis Đặng chia sẻ.

Người trẻ và câu chuyện nghề “Làm điều không thể” trong kỷ nguyên 4.0 - 5

Khi còn là sinh viên, bằng những nguồn lực sẵn có, Denis Đặng tập tành chụp ảnh, thử nghiệm ánh sáng, phối cảnh, hiện thực hóa các ý tưởng và tham khảo cách các nghệ sĩ, nhà sáng tạo, các xu hướng thẩm mỹ để trau dồi kiến thức của mình thông qua mạng Internet. Và sau nhiều năm, Denis Đặng giờ đây đã là một cái tên rất hot trong giới nghệ thuật với hàng loạt MV gây sốt trên mạng xã hội như Tự Tâm, Chị ngả em nâng, Ghen….

Bí quyết khi lên ý tưởng của Denis Đặng là dùng stillomatic (sản phẩm được cắt dựng từ những bản vẽ) và bản vẽ chi tiết từng cảnh quay, trang phục, góc máy… để thể hiện ý tưởng của mình. Từ đó, ekip, nghệ sĩ, khách hàng thấu hiểu những sáng tạo của Denis Đặng, thực hiện các MV đúng tinh thần với sáng tạo gốc của anh. “Việc cụ thể hóa hình ảnh càng chi tiết, khả năng biến ý tưởng sáng tạo thành tác phẩm nghệ thuật càng cao”, nhà sáng tạo nội dung chia sẻ. Ngoài ra, theo anh, bốn kỹ năng mà người trẻ cần có để trở thành nhà sáng tạo nội dung gồm: “Visual language” – ngôn ngữ và khả năng tái hiện hình ảnh, “storytelling” – tư duy kể chuyện độc đáo, kỹ năng làm việc đối tác, sự hiểu biết về thuật toán và xu hướng được ưa chuộng trên YouTube, MXH.

Ngoài ra, việc đón nhận các ý kiến đóng góp của người khác cũng là bí quyết để thành công. Đó là nguyên tắc “Listen & Speak up” – lắng nghe và phản hồi.

Người trẻ và câu chuyện nghề “Làm điều không thể” trong kỷ nguyên 4.0 - 6
Người trẻ và câu chuyện nghề “Làm điều không thể” trong kỷ nguyên 4.0 - 7

Cũng giống như Meo Thùy Dương và Denis Đặng, Fashionista Châu Bùi cũng là một bạn trẻ tiên phong làm nghề 4.0 trong kỷ nguyên số. Sở hữu hơn 1,7 triệu người theo dõi trên instagram, Châu Bùi không phải cái tên xa lạ với giới trẻ. Cô nổi tiếng với câu chuyện về “chú cừu đen” dám khác biệt, từ một mẫu ảnh vô danh, cao 1,6m trở thành fashionista đình đám. Thế nhưng ít ai biết rằng, đằng sau câu chuyện này là một chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân bài bản và thú vị. Kinh nghiệm của Châu đã được đích thân cô chia sẻ thông qua workshop “Xây dựng thương hiệu cá nhân 4.0”.

Người trẻ và câu chuyện nghề “Làm điều không thể” trong kỷ nguyên 4.0 - 8

Quay lại thời điểm 4 năm trước, ở Việt Nam, fashionista là một từ khá xa lạ với số đông, thậm chí không được định danh là một nghề nghiệp túc mà chỉ là “một trò chơi của bọn trẻ”. Nhưng với Châu Bùi, đây là đam mê để theo đuổi, một nghề thật sự và cần sự đầu tư nghiêm túc. “Fashionista là những người đón đầu xu hướng thời trang mới trên thế giới. Họ còn có nguồn năng lượng tích cực và sức ảnh hưởng đến cộng đồng qua câu chuyện của mình”, cô đưa ra định nghĩa cho nghề nghiệp mới mẻ này.Bởi là nghề mới chưa từng có tại Việt Nam, nên ngoài việc chấp nhận ánh nhìn thiếu thiện cảm, sự hoài nghi đến từ cả gia đình lẫn xã hội, Châu Bùi còn phải tự tìm tòi, thử qua rất nhiều phong cách để xây dựng hình ảnh phù hợp. “Để có thể đi vững trên con đường của mình hôm nay, Châu đã trải qua khá nhiều giai đoạn khác nhau: Từ loay hoay không biết mình thích gì đam mê gì, thử sức ở nhiều lĩnh vực và hoạt động khác nhau: thời trang, phim ảnh, kinh doanh,… không phải là không có những mệt mỏi, nhưng sau đó mình lại tập lắng nghe nhiều hơn, tìm hiểu học hỏi xem mình sai ở đâu, có thể phát triển chúng theo hướng khác ra sao, cố gắng đủ, “gan lì” theo đuổi cho đến bây giờ Châu đã vững bước với lựa chọn của chính mình.” Nhằm tích cóp kiến thức thời trang và bắt kịp nhanh các xu hướng mới trên thế giới, Châu Bùi theo dõi nhiều trang instagram và người nổi tiếng về fashionista. Đồng thời, hệ thống công nghệ 4.0 cùng công cụ tìm kiếm từ cũng giúp mọi người biết đến Châu. Ngoài ra, mở rộng mối quan hệ, học hỏi kinh nghiệm từ nhiều người ở các lĩnh vực khác nhau là điều quan trọng để Châu Bùi xây dựng thương hiệu cá nhân thành công.

Người trẻ và câu chuyện nghề “Làm điều không thể” trong kỷ nguyên 4.0 - 9
Người trẻ và câu chuyện nghề “Làm điều không thể” trong kỷ nguyên 4.0 - 10
Người trẻ và câu chuyện nghề “Làm điều không thể” trong kỷ nguyên 4.0 - 11

Khi được hỏi về bí quyết làm nghề, các KOL đều cho rằng sự bền bỉ, chủ động và biết tận dụng công nghệ là yếu tốt cốt lõi để làm nghề cho “chín”.Với đa số các bạn trẻ, họ hiểu rằng ở thời đại 4.0, làm việc chăm chỉ, nỗ lực không ngừng là cần thiết, nhưng làm việc thông minh mới là yếu tố then chốt để tạo nên sự khác biệt. Sử dụng công nghệ để phục vụ cho sự sáng tạo chính là điểm chung rõ nét mà cả Châu Bùi, Meo Thùy Dương và Denis Dang đều có.

Người trẻ và câu chuyện nghề “Làm điều không thể” trong kỷ nguyên 4.0 - 12

“Công nghệ có thể làm được nhiều việc một lúc, năng suất gấp nhiều lần con người từ thống kê đến sản xuất, chỉnh sửa các dữ liệu thông tin, nên Châu có thể tiết kiệm thời gian để nghĩ thêm nhiều nội dung mới, sáng tạo nhiều concept hình ảnh hơn – việc mà công nghệ không thể làm thay con người.” – Châu Bùi, Fashionista. Không chỉ dừng lại ở việc nỗ lực, làm nghề một cách thông minh, biết tận dụng công nghệ cũng là kỹ năng cần phải có. Theo như Châu Bùi, các bạn trẻ nên thường xuyên cập nhật, tìm hiểu các công nghệ mới bởi đó chính là công cụ hỗ trợ đắc lực khi làm việc. Công nghệ là nền tảng sản sinh ra nghề mới, vậy không có lý do gì để bỏ qua sự tất yếu của công nghệ trong quá trình làm nghề.

Với vai trò là người đồng hành của người trẻ, Samsung đã tổ chức chuỗi workshop “Nghề 4.0” để không chỉ truyền cảm hứng “làm điều không thể”, mà còn cung cấp kỹ năng nghề trong thời đại số. Tham gia workshop, các bạn trẻ được thử sức mình với các thử thách và khám phá những khả năng tiềm ẩn của chính mình. Workshop “Nghề 4.0” đại diện cho thông điệp mà Samsung muốn truyền tải tới người trẻ, như một sự cổ vũ cho tinh thần dám ước mơ và làm điều không thể.

Người trẻ và câu chuyện nghề “Làm điều không thể” trong kỷ nguyên 4.0 - 13

Thông qua buổi workshop, số đông các bạn trẻ đã thể hiện sự hứng thú của mình với việc sử dụng công nghệ để ứng dụng vào các ngành nghề. Đây là cơ hội để các bạn trẻ được tiếp cận với những công nghệ mới, được hướng dẫn và trực tiếp trải nghiệm. Không chỉ vậy, đây cũng là dịp mà các bạn trẻ gặp gỡ và lắng nghe chia sẻ từ những người có ảnh hưởng, đã làm và có thành tựu. Đã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra xoay quanh những chủ đề những nghề nghiệp mới ở thời đại 4.0. Đây là một tín hiệu tốt, thể hiện sự mong muốn trải nghiệm, dấn thân của các bạn trẻ.

Có thể thấy rằng thời gian gần đây, suy nghĩ và nhận thức của người trẻ về định nghĩa nghề nghiệp ngày một thay đổi. Họ dám dấn thân làm những cái mới và không ngại thể hiện mình. Họ hiểu rằng, đã qua rồi thời đại của những nghề nghiệp truyền thống, nếu không thay đổi, chắc chắn sẽ bị thụt lùi. Tinh thần này cũng tương đồng với triết lý phát triển, kiến tạo và tái định nghĩa chuẩn mực mà Samsung theo đuổi. Thông qua các hoạt động của workshop, Samsung muốn thể hiện rằng, chỉ cần người trẻ dám hành động, để trở ngại không cản lối thành công, Samsung sẽ đồng hành cùng bạn, để kiến tạo và nuôi dưỡng tiềm năng của thế hệ “Làm điều không thể”.