Tác giả: coaynoiĐăng ngày: 06/05/2017Lần cập nhập cuối: 05/01/2021
Trong ngày lễ, người dân ở các làng như: Đồng Đắc, Hướng Đạo, Kiến Trung, Kiến Thái, Trì Chính cùng nhau tham dự. Họ tạo thành một đoàn rước dài với nhiều chiếc kiệu và các đoàn tùy tùng khác nhau.Trong đó, phường bát âm, đoàn quân lính… là những bộ phận không thể thiếu. Lễ rước được phục dựng như nghi lễ truyền thống xưa của làng xã. Lễ ngoài mừng Phật đản còn là ngày hội lớn của người dân nên ai nấy đều nô nức tham dự.Ngoài các bậc nam nhi thì đoàn rước còn quy tụ nhiều chị em phụ nữ trên người với bộ trang phục là áo dài truyền thống, tay cầm cờ hội. Đoàn rước sẽ đi qua nhiều nơi, đi đến đâu người dân 2 bên đường hưởng ứng đến đó để bày tỏ lòng thành kính với đức Phật.Từ xa xưa, người dân trong vùng quan niệm, mỗi khi đoàn kiệu đi qua thì người dân phải chui qua kiệu thì mới gặp được điều may mắn và bình an cho gia đình và bản thân. Vì thế, năm nào lễ hội diễn ra, người dân và du khách thập phương tham dự lễ hội lại nô nức tham dự lễ và cùng nhau chui kiệu cầu may.Không chỉ người lớn, nam thanh nữ tú mà nhiều bậc phụ huynh còn bế theo cả các cháu nhỏ cho chùng chui kiệu với hy vọng sau này lớn lên sẽ thông minh, học giỏi và thành đạt.Có những nơi đoàn rước đi qua, người dân tập chung chui kiệu đông nên phải tắc nghẽn lại. Mọi người cùng nhau chui qua chui lại dưới kiệu khi nào hết lượt đoàn rước mới tiếp tục đi tiếp.Đoàn rước đi qua nhiều nơi sau đó rước đức Phật trở về chùa Đồng Đắc để tiến hành các nghi lễ theo nghi thức Phật giáo.Được tập hợp từ nhiều làng, nhưng khi tham dự lễ rước mọi người đều ăn mặc đúng với trang phục của đoàn, đi đứng rất trang nghiêm tạo thêm không khí long trọng trong buổi lễ.Một người dân ném tiền lẻ vào kiệu để cầu may.Người dân và du khách nô nức chui kiệu trong ngày lễ rước kiệu mừng lễ Phật đản ở huyện Kim Sơn, Ninh Bình.Nghi lễ tắm Phật được các Tăng ni, phật tử thực hiện một cách trang nghiêm, thành kính, cầu mong đức Phật ban bình an, hạnh phúc cho muôn người.
Người ta đi “săn” đồ cổ, sắc phong cổ về một là để chơi, hai là buôn bán kiếm lời, nhưng riêng anh Quang lại bỏ công sức và tiền bạc để đi “săn” đồ cổ, nhờ người có uy tín thẩm định rồi mang đi...tặng.