Muốn đi giày cao gót nhưng sợ đau chân? Hãy thử ngay mẹo nhỏ dưới đây!

Tác giả: coaynoiĐăng ngày: 24/04/2018Lần cập nhập cuối: 10/06/2020

Giày cao gót là phụ kiện có thể biến đổi vóc dáng của bạn gái trong tích tắc: Không chỉ làm bạn cao lên, nó còn khiến dáng đi nữ tính và uyển chuyển hơn. Thế nhưng, việc bắt các ngón chân phải chịu lực cho toàn bộ cơ thể trên đôi giày cao gót chênh vênh lại không tốt cho sức khỏe chút nào.

Muốn đi giày cao gót nhưng sợ đau chân? Hãy thử ngay mẹo nhỏ dưới đây! - Ảnh 1.

Để giảm cơn đau khi đi và cả sau khi đi giày cao gót, bạn hãy áp dụng các mẹo nhỏ dưới đây:

Dùng băng keo

Đây là phương pháp được biên tập viên làm đẹp Kat Collings (whomwhatwear.com) chia sẻ. Nó rất đơn giản nhưng có hiệu quả nhanh chóng. Dựa trên nguyên tắc làm giảm áp lực lên các ngón chân của bàn chân, nó không chỉ giúp bạn cảm thấy đỡ đau hơn khi đi giày mà còn bảo vệ cột sống nữa.

Muốn đi giày cao gót nhưng sợ đau chân? Hãy thử ngay mẹo nhỏ dưới đây! - Ảnh 2.

Khi bạn đi giày cao gót, ngón cái và hai ngón bên cạnh là nơi chịu áp lực nhiều nhất. Nếu phân tán lực ở các ngón này, bạn sẽ bớt đau hơn.

Bạn cần: Một miếng băng keo cá nhân.

Thực hiện:

– Đặt băng keo dưới ngón thứ 3 và 4 bên cạnh ngón cái.

– Dán băng keo lại, sao cho hai ngón chân sát nhau.

Muốn đi giày cao gót nhưng sợ đau chân? Hãy thử ngay mẹo nhỏ dưới đây! - Ảnh 3.

Bạn có thể thực hiện mẹo này khi đi giày hoặc sau khi bỏ giày ra để làm giảm cơn đau ở các ngón chân.

Các biện pháp thư giãn

Ngoài việc dính băng keo trong lúc đi giày để bảo vệ cơ thể, bạn hãy áp dụng thêm các phương pháp thư giãn xương cốt sau để làm dịu bàn chân sau một ngày mệt mỏi:

Đặt chân lên mặt phẳng cao:

Muốn đi giày cao gót nhưng sợ đau chân? Hãy thử ngay mẹo nhỏ dưới đây! - Ảnh 4.

Hãy chồng 2-3 chiếc gối cho cao, sau đó nằm ngửa và đặt chân lên trên, hít thở và thư giãn. Tư thế này giúp tuần hoàn máu ổn định trở lại, làm giảm cơn đau cũng như áp lực đang đè nặng bàn chân bạn.

Ngâm chân

Muốn đi giày cao gót nhưng sợ đau chân? Hãy thử ngay mẹo nhỏ dưới đây! - Ảnh 5.

Nước nóng có tác dụng giảm đau và giãn cơ rất tốt. Bạn nên ngâm chân 20-30’, không chỉ sau khi đi giày cao gót mà mỗi tối để tăng sức chịu đựng dẻo dai cho bàn chân. Công thức ngâm chân rất đơn giản, bạn chỉ cần nước ấm vừa đủ với vài lát gừng hoặc muối biển. Nếu có điều kiện, hãy tìm mua muối Espom ở các hiệu thuốc. Nó không chỉ có tác dụng giảm đau tốt hơn muối thường mà còn làm da chân trắng mịn, giảm mùi hôi hiệu quả.

Thực hiện vài động tác co dãn

Muốn đi giày cao gót nhưng sợ đau chân? Hãy thử ngay mẹo nhỏ dưới đây! - Ảnh 6.

Khi phải chống đỡ cơ thể quá lâu, cơ bàn chân sẽ bị kéo căng và tạo cảm giác đau. Lúc này, một vài động tác co dãn cơ bản sẽ giúp bạn thấy dễ chịu hơn. Hãy đứng thẳng và co một chân về phía sau, tay cầm bàn chân hướng lên trên. Thực hiện như thế mỗi chân khoảng 30 giây, bạn sẽ thấy dễ chịu ngay!