“Mẹ Hiromi”
Chị Nguyễn Thị Hương – ở thị trấn Quán Hành cách Trung tâm Y tế huyện Nghi Lộc 3km, người mà cách đây chín tháng đã được Hiromi đỡ đẻ – đã không giấu được xúc động, cứ luôn miệng khen hết lời: “Hồi mình chuyển dạ sinh con, Hiromi đã thức suốt đêm để xoa bóp cho mình đỡ đau, dù lúc đó cô ấy mới sang Việt Nam, chưa nói được tiếng Việt…”. Những ngày sau đó, chị Hương còn xúc động hơn khi được chứng kiến Hiromi làm việc trong khoa sản.
Từ việc lau rửa buồng bệnh đến vệ sinh cho sản phụ, tắm rửa cho trẻ sơ sinh, mọi việc Hiromi đều làm tận tụy, chu đáo và không bao giờ nề hà, né tránh bất cứ một bệnh nhân nào. Người giàu, kẻ nghèo, là cán bộ hay dân thường đều được Hiromi chăm sóc đối xử hết sức bình đẳng và thân tình.
Bà con thôn 10, xã Nghi Công cách Bệnh viện Nghi Lộc hơn chục cây số, cứ nhắc hoài nhiều chuyện rất cảm động về “mẹ Hiromi”! Bà Nguyễn Thị Tạo, mẹ của sản phụ Hoàng Thị Liêm mới được Hiromi đỡ đẻ cách đây gần một tháng, kể: “Lần đầu tiên thấy Hiromi đạp xe đến nhà thăm khám cho cháu bé và con dâu nhà tôi thì cả làng kéo đến xem, vì chưa bao giờ họ thấy một chuyện lạ như vậy ở cái xã miền núi này. Bây giờ mỗi lần cô ấy đến thăm, ai cũng quấn quít vui mừng vì được cô ấy bày vẽ cách chăm sóc sức khỏe cho con cái”.
Sau khi tốt nghiệp Đại học y (khoa hộ sinh) tại Okinawa, Hiromi Katahashi đã có hai năm làm việc tại một bệnh viện ở
Tháng 8/2005 Hiromi cùng những tình nguyện viên của xứ sở hoa anh đào đến Việt
“Nếu đã đi làm tình nguyện viên thì phải làm cho thật tốt, tôi nhớ lại lời dặn dò của bố khi tiễn tôi lên đường sang Việt Nam, vậy là mọi chuyện lại trở nên bình thường, trôi chảy đối với tôi” – Hiromi nói. |
Còn bác sĩ Hoàng Văn Tú, trưởng khoa sản Bệnh viện Nghi Lộc, cho biết: “Trong các cuộc giao ban tuần, chúng tôi thường lấy Hiromi để nhắc nhở nhân viên trong khoa học tập”. Ông Tú ngừng câu chuyện rồi đưa cho tôi xem hai tờ phiếu có vẽ hình minh họa để hướng dẫn việc theo dõi tình trạng sản phụ và trẻ sơ sinh từ sáng kiến của Hiromi. “Đây là một sáng kiến rất thiết thực và khoa chúng tôi đã đồng ý cho Hiromi in ra nhiều bản để phân phát cho từng sản phụ, sau khi xuất viện về nhà tự mình theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân và chăm sóc trẻ”.
Trong những lần đi thăm các sản phụ và thông qua bạn bè đồng nghiệp, Hiromi đã gặp được một số người khuyết tật và cô đã nhiều lần chảy nước mắt vì thương cảm. Hầu hết các ngày thứ bảy và chủ nhật, Hiromi đều dành thời gian đi thăm và tìm hiểu nhu cầu cần giúp đỡ những trẻ em khuyết tật mà mình đã biết.
Mỗi tuần Hiromi dành một buổi đến đây dạy hát cho các cháu khuyết tật, rồi tìm về tận nhà một số cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để thăm hỏi. Cô nhờ bạn bè mua giúp xe lăn từ Nhật gửi sang tặng các cháu bại liệt không đi lại được. Đến nay Hiromi đã tặng được bảy chiếc xe lăn cho trẻ em khuyết tật ở Nghệ An.
Khi được hỏi về những việc làm của mình, Hiromi tỏ ra rất ngượng ngùng: “Tôi mới làm được một chút ít thôi, còn phải cố gắng nhiều”.
Theo Trần Cảnh YênTuổi Trẻ