Làm thế nào để phẫu thuật ghép bắc cầu động mạch vành không còn là gánh nặng tài chính?
Những biểu hiện nào của bệnh mạch vành cần phải ghép bắc cầu?
Theo các chuyên gia tim mạch, dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh nhân bị mạch vành thường được các bác sĩ cân nhắc tính đến phương pháp ghép bắc cầu động mạch là:
– Có hiện tượng đau thắt ngực không ổn định, cơn đau đè ép ở giữa xương ức, lan lên cằm, vai trái và tay trái. Đau kèm khó thở, vã mồ hôi, hoảng hốt và lo sợ. Ở giai đoạn đầu, đau xuất hiện khi gắng sức. Trong những giai đoạn muộn, đau xuất hiện cả khi nghỉ ngơi, được gọi là hội chứng động mạch vành cấp.
– Mức độ tắc nghẽn nghiêm trọng và xuất hiện ở nhiều vị trí động mạch nhỏ
– Không có khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị khác
Phẫu thuật ghép bắc cầu động mạch giúp được gì cho bệnh nhân?
Ghép bắc cầu động mạch vành (CABG) là loại phẫu thuật tim hở phổ biến trên thế giới dành cho những bệnh nhân bị mắc bệnh tim mạch vành nặng (CHD). Cụ thể, một động mạch hoặc tĩnh mạch khỏe mạnh từ cơ thể sẽ được bác sĩ kết nối, hoặc ghép, với động mạch vành bị chặn. Các động mạch ghép hoặc tĩnh mạch bỏ qua (nghĩa là đi xung quanh) phần bị chặn của động mạch vành. Điều này tạo ra một con đường mới cho máu giàu oxy chảy đến cơ tim. Bác sĩ phẫu thuật có thể bỏ qua nhiều động mạch vành trong một lần phẫu thuật.
Tuy nhiên, cần nói rõ là CABG không phải là phương pháp điều trị duy nhất cho CHD. Phương pháp phẫu thuật CABG thường được sử dụng khi các lựa chọn điều trị khác bao gồm: thay đổi lối sống, thuốc men hoặc can thiệp mạch vành qua da (hay còn được gọi là nong mạch vành – PCI), đặt stent không đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn đối với với người bệnh. Bởi nếu bạn bị tắc nghẽn nghiêm trọng trong các động mạch vành lớn, đặc biệt là nếu hoạt động bơm máu của tim bạn đã yếu đi.
Do vậy, mục tiêu của CABG nhằm giúp người bệnh:
– Cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn và giảm đau thắt ngực và các triệu chứng CHD khác
– Cho phép bạn tiếp tục một lối sống năng động hơn
– Cải thiện hoạt động bơm của tim nếu nó bị tổn thương do đau tim
– Giảm nguy cơ đau tim (ở một số bệnh nhân, chẳng hạn như những người mắc bệnh tiểu đường)
– Cải thiện cơ hội sống sót của bạn
Ghép bắc cầu động mạch vành hiệu quả trong bao lâu?
Kết quả của phẫu thuật CABG giúp cải thiện hoặc giảm hoàn toàn các triệu chứng đau thắt ngực ở hầu hết bệnh nhân. Mặc dù các triệu chứng có thể tái phát, nhiều người vẫn không có triệu chứng trong vòng 10 đến 15 năm. CABG cũng có thể làm giảm nguy cơ bị đau tim và giúp bạn sống lâu hơn.
Theo kết quả nghiên cứu của trường đại học Columbia, Mỹ cho thấy, tỷ lệ tái phát đau thắt ngực trong năm đầu tiên sau phẫu thuật là 24% và sau 6 năm là 40%. Điều này có liên quan đến tình trạng tái tắc hẹp mạch vành ngay đoạn động mạch làm cầu nối hoặc xuất hiện vị trí xơ vữa khác do quá trình tổn thương, viêm bên trong mạch máu.
Bởi vậy, để kéo dài tuổi thọ sau khi phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, phòng tránh bệnh tái phát, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định dùng thuốc, thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.
Bạn có thể cần phẫu thuật lặp lại nếu tắc nghẽn hình thành trong các động mạch hoặc tĩnh mạch ghép hoặc trong các động mạch không bị chặn trước đó. Uống thuốc và thay đổi lối sống như bác sĩ khuyên dùng có thể làm giảm nguy cơ mảnh ghép bị tắc nghẽn.
Chi phí phẫu thuật bắc cầu động mạch vành mất bao nhiêu tiền?
Ở Mỹ, đối với những bệnh nhân không có bảo hiểm sức khỏe, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành thường tốn khoảng từ 70.000 đến 200.000 đô la. Chi phí này phụ thuộc vào cơ sở vật chất nhưng sẽ có thấp hơn nếu không có biến chứng hoặc cao hơn nếu có biến chứng xảy ra. Bệnh nhân thường yêu cầu thêm một hoặc nhiều liệu trình vật lý trị liệu để học cách di chuyển sao cho không làm tổn thương vết mổ và các bài tập hỗ trợ phục hồi. Mỗi liệu trình tốn từ 50-350 đô la.
Còn tại Việt Nam, chi phí phẫu thuật ghép bắc cầu động mạch vành dao động từ 100 đến 120 triệu tuỳ từng trường hợp và cơ sở y tế người bệnh đến điều trị. Đây cũng xem là mức chi phí khá cao đối với thu nhập bình quân chung của người Việt Nam.
Do đó, để chủ động phòng tránh rủi ro không mong muốn đối với sức khỏe mỗi người, bên cạnh việc luyện tập thể thao, duy trì lối sống lành mạnh theo tư vấn của các bác sĩ, thì bệnh nhân bị bệnh mạch vành cũng cần chủ động xây dựng kế hoạch dự phòng tài chính cho bản thân, có thể kể đến một trong cách phương án chính là tham gia gói bảo hiểm sức khỏe phù hợp.
Chẳng hạn như với Bảo hiểm Bệnh hiểm nghèo CI của Bảo hiểm Bảo Việt vừa được ra mắt, chỉ với vài chục ngàn đồng phí/1 năm, khi không may mắc bệnh tim mạch vành nặng (CHD) cần phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (CABG) thì với mức chi trả lên đến 200 triệu đồng tiền mặt sẽ giúp người bệnh hoàn toàn tự tin chọn bác sĩ giỏi, cơ sở y tế chuyên khoa có uy tín cho ca phẫu thuật CABG cũng như được hỗ trợ những ngày nằm viện điều trị. Đây được xem như là sự đầu tư thông minh và đang được nhiều người sử dụng, nhất là các bạn trẻ./.
Gói bảo hiểm 10 loại bệnh hiểm nghèo được Bảo hiểm Bảo Việt chi trả với mức số tiền bảo hiểm tối đa lên đến 200 triệu đồng
Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo là sản phẩm mới của Bảo hiểm Bảo Việt, chính thức được triển khai bán duy nhất qua kênh online baovietonline.com.vn. Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo sẽ giúp khách hàng chuẩn bị quỹ dự phòng cho 10 bệnh hiểm nghèo không lường trước, có thể ập đến bất cứ lúc nào bao gồm: 1. Các bệnh Ung thư nghiêm trọng; 2. Nhồi máu cơ tim cấp tính; 3. Đột quỵ nghiêm trọng; 4. Hôn mê; 5. Suy thận mãn tính; 6. Bệnh phổi giai đoạn cuối; 7. Cấy ghép các bộ phận nội tạng chính/ tủy xương; 8. Suy gan giai đoạn cuối; 9. Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành; 10. Liệt
Khách hàng sẽ được sẻ chia gánh nặng tài chính cho các chi phí điều trị với những quyền lợi nổi bật sau: Chi trả toàn bộ 100% số tiền bảo hiểm nếu người được bảo hiểm không may bị chẩn đoán mắc 1 trong các bệnh kể trên. Phí bảo hiểm phù hợp với khả năng chi trả của mọi người, chỉ từ 49.000 đồng/người/năm, với mức trách nhiệm tối đa lên tới 200.000.000 đồng.
Đối tượng tham gia từ 18 – 55 tuổi và tái tục đến 60 tuổi. Xem chi tiết tại đây.
Hội Tim mạch Việt Nam dự báo, Việt Nam sẽ có 1/5 dân số mắc bệnh tim mạch và tăng huyết áp. Đáng lưu ý, tỉ lệ tăng huyết áp ở những người trẻ từ 25 tuổi đang gia tăng, chiếm 21,5% tổng số ca mắc bệnh. Đây chính là những yếu tố nguy cơ lớn cho bệnh động mạch vành.