Kiên quyết khởi nghiệp dù bị gia đình phản đối và cái kết cho chàng trai mê Tattoo
Ngọn lửa đam mê với nghệ thuật xăm đã bắt đầu nhen nhóm trong anh Phạm Hồng Thắng kể từ những ngày anh còn đang là cậu học sinh cấp 3. Nhưng thời điểm đó công nghệ chưa phát triển, đi kèm với những định kiến từ phía gia đình không cho phép anh lựa chọn theo đuổi nghề xăm nghệ thuật. Nên sau khi ra trường, anh buộc phải mưu sinh với những công việc mà mình không thích. Từ địa chính, đến lái xe rồi kinh doanh tự do… nghề nào anh cũng từng qua, nhưng sau tất cả, anh nhận ra rằng làm nghề mà thiếu đam mê thì thật sự rất khó thành công.
Năm 2013, nhận được sự hậu thuẫn, động viên từ vợ mình, anh Thắng đã quyết định dùng toàn bộ số vốn dành dụm gần 5 năm của 2 vợ chồng để theo học một khóa đào tạo xăm. Số tiền ít ỏi lúc ấy những tưởng sẽ mang lại điều kỳ diệu, giúp cuộc sống của anh thêm khởi sắc hơn. Nhưng không! Quá trình học tập không những không thuận lợi, không mang lại kết quả như mong đợi mà còn khiến kinh tế gia đình anh lúc đó lâm vào kiệt quệ. Thế nhưng, khó khăn đủ đường dường như cũng không thể ngăn cản được lửa đam mê trong người đàn ông bản lĩnh này. Không làm ra kinh tế, mọi việc lớn bé trong gia đình chỉ còn nước trông mong vào nguồn thu nhập của người vợ, anh Thắng chỉ dám xin đi “học mót” từ những người làm nghề. Sau nhiều lần quan sát và tự mày mò, học hỏi từ các “tiền bối”, anh Thắng cũng đã trau dồi được cho mình chút vốn liếng kinh nghiệm nhất định.
Sau 2 năm kể từ khi vấp phải “bước ngã” đầu tiên khi đi học nghề cùng vô vàn những khó khăn, vất vả trong quá trình tự học, tay nghề của anh Thắng cũng dần ổn định và vững hơn. Chỉ một thời gian ngắn sau đó anh đã có được lượng lớn khách hàng yêu quý và tin tưởng.
Chưa dừng lại ở việc làm nghề, anh Thắng còn muốn truyền dạy kinh nghiệm đến những người cùng có chung sở thích, đam mê như mình. Cũng chính vì bản thân mình đi lên từ những khó khăn, vất vả nên anh Thắng rất hiểu và đồng cảm với những “học trò” đến với anh.
Trong thâm tâm anh luôn muốn chia sẻ lại cho các thế hệ học trò hết khả năng của mình, hỗ trợ họ cả sau khi họ tốt nghiệp về làm riêng, để họ có thể rút ngắn bớt quãng đường vất vả chông gai bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Vậy nên học trò theo anh Thắng mỗi ngày càng đông trên cả nước, mỗi năm số lượng học viên đến với anh Thắng lên tới hơn 100 người từ khắp mọi miền đất nước và đến nay vẫn có xu hướng tăng lên. Từ TP.HCM, đến Gia Lai, Quảng Bình, Quảng Trị, còn miền Bắc thì không kể hết. Đặc biệt, học viên của anh Thắng còn có cả những người nước ngoài về học, và nhiều người học xong còn có thể đi các nước khác lập nghiệp như Đài Loan, Trung quốc, Đức, Tiệp, Úc…
Quan trọng hơn là tất cả các cô cậu học trò sau khi được anh Thắng chỉ dạy đều rất thành công, hơn 80% người học xong mở được tiệm riêng, lo được cho gia đình bằng chính nghề mình đã chọn, và thậm chí họ cũng nhận các thế hệ học trò khác. Bởi bản thân anh, cũng như các “học trò” của mình, tất cả đều mong muốn xã hội sẽ có một cái nhìn khác hơn về văn hóa xăm tại Việt Nam và thừa nhận nghề xăm cũng là một nghề thật sự, chứ không phải là một trò chơi của giới trẻ.
Liên hệ Phạm Hồng Thắng nếu bạn cũng có chung niềm đam mê với môn nghệ thuật này:
Facebook: https://www.facebook.com/thang.phamhong.71