Hoàng Bách: “Dùng sừng tê giác khác gì ăn móng tay của mình!”
Tôi theo dõi hầu hết những bộ phim mà Maggie Q đã đóng. Được gặp gỡ và đồng hành cùng cô trong một chiến dịch lớn và có ý nghĩa toàn cầu như thế này là vinh dự lớn của tôi và con trai. Tê giác nhà tôi vốn không phải là cậu bé có sở thích hay hâm mộ các nhân vật nổi tiếng, nhưng tôi vẫn nhớ mãi khoảnh khắc khi cậu bẽn lẽn bắt tay và nói chuyện với Maggie, có lẽ đó sẽ là một kỷ niệm đẹp khi bé lớn lên.
Tôi nghĩ, cơ duyên đầu tiên là vì tên thân mật của con trai tôi là Tê Giác. Bên cạnh đó, ê kip chủ chốt tham gia tổ chức chiến dịch cứu tê giác lần này là những người đã cùng đồng hành với tôi trong rất nhiều chiến dịch khác như Giờ Trái Đất, các chiến dịch vì môi trường… nên khi mọi người đặt vấn đề, tôi đã lập tức đồng ý ngay.
Vì sao anh lại đặt tên ở nhà cho con trai là Tê Giác?
Ngay từ khi biết mình sắp có một cậu con trai, tôi đã nghĩ đến cái tên này. Với tôi, tê giác không chỉ là loài vật hiền lành mà khi nhìn nó, tôi thấy toát lên sự vững chãi. Bên cạnh đó, vì tê giác là loài thú quý hiếm nên tôi muốn đặt cái tên này cho con để khi lớn lên, con hiểu rằng, con quan trọng với bố nhường nào.
Ở vị trí là đại sứ của chiến dịch này, anh hiểu gì về sừng tê giác?
Tôi được biết Trung Quốc và Việt Nam là thị trường tiêu thụ sừng tê giác lớn nhất thế giới. Những cá thể tê giác bị giết hại rất nhiều, cưa sừng từ châu Phi đưa về Việt Nam tiêu thụ. Nhiều người Việt tin rằng sừng tê giác có thể chữa khỏi nhiều bệnh nan y. Tôi thật sự rất bức xúc và xấu hổ vì một bộ phận nhỏ những người có những suy nghĩ và việc làm như vậy đang làm xấu đi hình ảnh đất nước. Hình ảnh những chú tê giác nhỏ bé đáng thương đứng cạnh mẹ chúng, bị cưa sừng chảy máu tới chết đã làm cho tôi và cả gia đình đều bị sốc. Tôi tin rằng tất cả chúng ta, chẳng ai muốn đất nước tươi đẹp và giàu truyền thống của mình lại được nhắc nhớ đến với hình ảnh xấu xí như vậy.
Nếu được, anh muốn gửi gắm điều gì đến với những người vẫn đang tiêu thụ sừng tê mỗi ngày?