Du học sinh sống thử và luật chơi của cuộc sống
Khi ở Úc, chúng tôi được khối phen chứng kiến các tấn trò đời sống thử nửa cười nửa mếu. Có cặp sống mấy năm hương lửa đương nồng, đến khi tốt nghiệp về trước thì chàng vù theo một bóng hồng trong nước trẻ hơn, đẹp hơn, tuy bằng cấp thấp hơn tí, chỉ có điều quên không báo nàng biết khiến nàng cười đau khóc hận.
Có nàng lại ghi thành tích đến mức đám con trai rỉ tai nhau là “hàng second-hand”, thậm chí xuống đến “third-hand”, “forth-hand”… Đó là còn chưa kể đến các bác theo học thạc sĩ, tiến sĩ, gia đình ở Việt
Ở Bỉ, một chị Việt
Lại có cậu sinh viên người Việt, tuổi đời còn trẻ nhưng “thành tích” sống thử với các em Việt và Nhật khá dày, bộc bạch: “Nó cho thì mình dại gì không nhận, nhưng tốt nhất con gái không nên sống thử, chai sạn lắm”, nghe chân thật một cách trần trụi.
Lần đầu sống thử thì còn nồng nàn tình yêu, nhưng đến lần hai, lần ba… thì tim không còn xúc cảm, đầu đầy toan tính vì sợ rủi ro và người ta trượt dài trong cuộc sống hưởng thụ sinh lý, khái niệm tình yêu trở nên xa xỉ, cao vời.
Điều đó lý giải vì sao thế hệ trẻ ngán bi kịch gia đình đến mức nhiều người chạy trốn hôn nhân, số người già sống cô độc tuyệt đối mà người ta gọi là “deep loneliness” tăng cao, số phụ nữ nuôi con một mình ngày càng phổ biến trong đó chuyện một mẹ nuôi những đứa con xuất phát từ những ông bố khác nhau khiến đứa trẻ chịu nhiều tổn thương tình cảm.
Luật chơi công bằng của cuộc sống là con người cần phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Nếu anh tự rải chông trên đường anh đi thì khi bị đâm chảy máu cũng đừng kêu gào đổ lỗi cho ai.
Theo Lê Thị Anh Đào(Email: thuongbabac@gmail.com)Tiền Phong