Công bố 20 đề cử vào vòng bình chọn Gương mặt trẻ Việt Nam
Năm nay, có tất cả 141 hồ sơ đăng ký tham dự vòng sơ khảo của giải thưởng. Ngày 4/3/2015 tại Hà Nội, Ban tổ chức đã xét chọn 20 gương mặt trẻ xuất sắc trong số hơn 140 hồ sơ tham gia vòng sơ khảo. 20 gương mặt ấy gồm:
Phạm Tuấn Huy
1. Phạm Tuấn Huy, sinh năm 1996, sinh viên trường ĐH KHTN – ĐH Quốc gia TPHCM 2 lần liên tiếp giành HCV tại các cuộc thi Olympic toán quốc tế (năm 2013, 2014).
Lớp 9, Tuấn Huy đạt giải nhất học sinh giỏi toán cấp thành phố, thủ khoa đầu vào lớp chuyên toán, trường THPT Năng khiếu, HCV Olympic 30/4 môn Toán lớp 10, giải Nhất học sinh giỏi quốc gia môn Toán lớp 11.
2. Nguyễn Công Tuấn, sinh năm 1995, trường CĐ nghề Cơ điện và Thuỷ lợi Hưng Yên giành được rất nhiều thành tích xuất sắc trong các cuộc thi tay nghề trong nước và quốc tế: Giải nhất Hội thi tay nghề cấp Bộ, giải nhất hội thi tay nghề cấp quốc gia tại Hà Nội; giải thưởng Trần Văn Ơn của T.Ư Đoàn; giải nhất hội thi tay nghề ASEAN, góp phần cho đoàn Việt Nam xuất sắc đứng thứ nhất.
3. TS. Trương Quốc Phong, sinh năm 1979 (trưởng phòng thí nghiệm Proteomics, Viện CN Sinh học và CN Thực phẩm, ĐH Bách khoa HN), Giải thưởng Quả cầu Vàng năm 2014.
Trương Quốc Phong là tác giả, đồng tác giả của 25 bài báo khoa học, trong đó có 12 công trình đăng trên các tạp chí, kỷ yếu Hội nghị Quốc tế, chủ nhiệm 1 đề tài cấp Bộ GDĐT, 2 đề tài Khoa học cấp Nhà nước do Bộ Công Thương quản lý, 1 đề tài nghiên cứu cơ bản và thành viên chính của nhiều đề tài KH và CN các cấp.
4. TS. Phan Minh Liêm, sinh năm 1983, Chủ tịch Hội SV sau ĐH của ĐH Texas – Viện Anderson. Anh từng được các giải thưởng danh giá: Giải thưởng của QH Mỹ và chương trình nghiên cứu y học của Bộ Quốc phòng Mỹ về nghiên cứu ung thư (2010 – 2013); Giải thưởng Phục vụ cộng đồng của Hiệp hội SV ĐH Texas tại Houston (2010); danh hiệu Học giả của Tổ chức Sylvan Rodriguez/Cancer Answers, ĐH Texas – Viện Ung thư MD Anderson dành cho các nhà khoa học nghiên cứu ung thư xuất sắc và có đóng góp hiệu quả cho cộng đồng…
Năm 2010, tiến sĩ Liêm được vinh dự bầu làm Chủ tịch Hội SV sau ĐH của ĐH Texas – Viện Anderson. Trong lịch sử 73 năm từ khi viện thành lập, đây là lần đầu tiên và duy nhất một sinh viên quốc tế được bầu vào vị trí chủ tịch.
Ngư dân Lê Văn Sang
5. Ngư dân Lê Văn Sang, sinh năm 1985, hiện có trong tay đội tàu đánh bắt, hậu cần “khủng” nhất miền Trung. Anh là chủ tàu kiêm thuyền trưởng tàu vỏ thép Sang Fish, tàu được trang bị đầy đủ thiết bị hàng hải hiện đại.
Anh góp phần giải quyết việc làm cho 60 lao động có thu nhập bình quân từ 4.000.000đ – 8.000.000đ/tháng. Năm 2014 nhận Bằng khen của BCH Bộ đội biên phòng TP Đà Nẵng vì thành tích gìn giữ chủ quyền, Bằng khen Chất lượng vàng Thuỷ sản Việt Nam năm 2014 do Bộ NN&PTNT tặng, giải thưởng Lương Định Của.
6. Đại uý Lê Trung Thành, sinh năm 1983, là thuyền trưởng tàu CSB 4033 (Bộ Tư lệnh CSB Vùng 2, đóng tại Núi Thành, Quảng Nam). Anh đã gắn bó và đưa tàu CSB 4033 vượt 10 ngàn hải lý ra biển Đông, bảo vệ hàng trăm tàu thuyền của ngư dân Việt Nam yên tâm đánh bắt hải sản trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa- Trường Sa.
Năm 2014, anh nhận được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Giấy khen trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tàu thăm dò dầu khí Bình Minh – năm 2013, 2014; Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm.
7. Đại úy Phạm Văn Sơn, sinh năm 1982, thuyền trưởng, tàu HQ 375, Lữ đoàn 162, Bộ tư lệnh Vùng 4, Quân chủng Hải Quân.
Năm 2014, anh đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, danh hiệu thuyền trưởng tàu chiến đấu tiêu biểu xuất sắc nhất Quân chủng, Bằng khen Quân chủng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bắn tên lửa, Bằng khen của Bộ Quốc phòng vì hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu năm 2012 – 2013.
8. Thiếu tá Phan Mạnh Hùng, sinh năm 1979, Đội trưởng, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về Ma túy, CA tỉnh Nghệ An. Anh trực tiếp tham mưu xác lập và đấu tranh thành công nhiều chuyên án, bắt giữ hàng chục đối tượng phạm tội về ma túy, thu giữ hàng trăm bánh hêrôin, hàng nghìn viên MTTH và hàng chục kg cần sa.
Năm 2013, anh được Chủ tịch nước tặng Huân chương Chiến công hạng Ba; Chiến sĩ thi đua cơ sở 2012, 2013; Chiến sĩ thi đua toàn ngành giai đoạn 2011 – 2013; Công an tiêu biểu 2013.
9. Đặng Mạnh Cường, sinh năm 1979, Đội trưởng Đội CSĐT tội phạm về trật tự xã hội, CA quận Nam Từ Liêm, CA TP Hà Nội. Trực tiếp chỉ đạo xác minh, bắt giữ 125 vụ, 338 đối tượng; khởi tố 195 vụ, 256 đối tượng.
Huân chương chiến công hạng 3 (27/02/2014); 1 Bằng khen Bộ trưởng Bộ Công an (22/4/2014); Giấy khen Giám đốc CATP (15/7/2014). Đạt Giải thưởng “Gương mặt trẻ thanh niên Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu” năm 2014.
10. Dương Thuý Vi, sinh năm 1993 là cô gái vàng của Wushu Việt Nam. Mới 21 tuổi, cô đã là nhà vô địch Quốc gia, Đông Nam Á, châu Á và thế giới.
Thuý Vi đạt nhiều thành tích cao trong các đấu trường trong nước và quốc tế: HCV Vô địch Wushu thế giới 12 tại Malaysia năm 2013, HCV Seagames 27 tại Myanmar năm 2013, Vô địch Đại hội TDTT toàn quốc 2010… Thúy Vi là vận động viên duy nhất của Việt Nam giành HCV tại ASIAD 17 trên đất Hàn Quốc.
Với những nỗ lực của mình, Thuý Vi được tuyên dương gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu 2014.
VĐV Thạch Kim Tuấn
11. Thạch Kim Tuấn, sinh năm 1994 là vận động viên cử tạ đạt nhiều thành tích đáng ngưỡng mộ trên trường quốc tế. Tính tổng cộng, Kim Tuấn chạm “kỷ lục của những kỷ lục” gồm 11 kỷ lục mới: 3 kỷ lục quốc gia, 3 kỷ lục trẻ quốc gia, 2 kỷ lục trẻ thế giới, 1 kỷ lục châu Á, 2 kỷ lục trẻ châu Á.
Thạch Kim Tuấn được LĐ Cử tạ Thế giới (IWF) bình chọn là VĐV trẻ xuất sắc nhất.
Em Quách Hoàng Nhi
12. Quách Hoàng Nhi, sinh năm 2004, học sinh lớp 5B, trường Tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội).
Năm lên 4 tuổi, Nhi được mẹ cho đi học nhạc để có thêm sự hiểu biết về nhạc lý. 5 tuổi, lần đầu tiên, Hoàng Nhi tham dự cuộc thi Festival Piano thiếu nhi TP Hà Nội lần thứ VII và đoạt giải Nhất. Kể từ đó, Nhi liên tục đoạt các giải thưởng danh giá khác:
13. Ngô Hồng Quang, sinh năm 1983 là nhạc sĩ, nhạc công đàn nhị, đàn bầu, đàn môi, k’ni, trống dân tộc và nhiều nhạc cụ khác. Ngô Hồng Quang được xem là người có công lớn trong việc mang âm nhạc dân tộc Việt Nam ra quốc tế, lưu diễn, workshop, dạy học, biểu diễn trong các trường âm nhạc và đại học tại Châu Âu và 1 số nước Châu Á.
TS. Nguyễn Bá Hải
14. TS. Nguyễn Bá Hải, sinh năm 1984, giảng viên ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM. Sản phẩm phiên bản mới nhất với tên gọi Mắt thần 2, do TS Nguyễn Bá Hải và cộng sự nghiên cứu thành công trong năm 2014. Tính đến nay, đã có hơn 210 Mắt thần 2 được trao tặng người mù trên cả nước. Anh tham gia nhiều chương trình xã hội giúp đỡ người mù.
15. Nguyễn Thuỷ Tiên, sinh năm 1988, là người đồng sáng lập, quản lý và điều phối viên hoạt động tổ chức Mạng lưới ung thư vú Việt Nam. Thuỷ Tiên đã tổ chức được nhiều chương trình có ý nghĩa thiết thực với cộng đồng về căn bệnh ung thư vú. Thủy Tiên tổ chức được 13 hội thảo cung cấp các thông tin về ung thư vú, với nhiều nhóm đối tượng khác nhau.
16. Sìn Văn Dưỡng, sinh năm 1980, dân tộc Thái. Khởi nghiệp với số vốn vay 100 triệu đồng của người thân và 15 triệu đồng của cá nhân, mạnh dạn đầu tư theo mô hình kinh tế hộ gia đình, đem lại thu nhập bước đầu là 40 – 50 triệu đồng/năm.
Khi có kinh nghiệm và điều kiện, bản thân là bí thư chi Đoàn, anh đã vận động ĐVTN thành lập mô hình “Clb thanh niên nông thôn làm kinh tế giỏi”, và hiện nay là mô hình hợp tác xã thanh niên sản xuất bánh khẩu sén, gồm 30 hội viên cùng góp vốn, sức để kinh doanh chế biến món bánh truyền thống của dân tộc Thái trắng, đen lại lợi nhận 450 triệu đồng/năm
17. Nguyễn Xuân Trường, sinh năm 1988, Công nhân Phân xưởng KT 12 – Công ty Than Vàng Viacomin. Năm 2014, Trường được tuyên dương là 1 trong 10 Gương mặt trẻ tỉnh Quảng Ninh, 1 trong 20 “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” tiêu biểu nhất toàn quốc.
Năm 2013, 2014, anh có nhiều ý kiến hay, sáng kiến hợp lý hóa sản xuất cấp đơn vị góp phần cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao năng suất lao động làm lợi cho Cty trên 4,5 tỷ đồng.
Anh Trần Xuân Phong nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2014 dành cho thanh thiếu niên nông thôn có thành tích đặc biệt xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, phát triển ngành nghề, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới (Ảnh: Mai Châm)
18. Trần Xuân Phong, sinh năm 1983, chủ HTX nuôi ong Phong Thổ, Tuyên Quang. Năm 2002, anh bắt tay vào nuôi ong nhưng do nguồn vốn hạn hẹp nên quy mô đàn còn thấp. Vừa làm, vừa tìm tòi nghiên cứu đến năm 2006, anh đã lai tạo giữa ong vàng của Miền Bắc và ong Ý của Miền Nam, tạo thành giống ong lai có năng suất và chất lượng cao, lại chống chọi được với cái lạnh của Miền Bắc.
Đến nay, anh đã thành lập được Hợp tác xã nuôi ong Phong Thổ với 1.500 đàn ong, tạo việc làm thường xuyên cho 22 công nhân với mức lương từ 3 – 4 triệu đồng. Tổng doanh thu đạt 16 tỷ đồng/năm.
19. Nguyễn Văn Sơn, sinh năm 1986, Giám đốc Chi nhánh Viettel Thái Nguyên, Phó Bí thư Đảng ủy Chi nhánh Viettel Thái Nguyên, Tổng Cty Viễn thông Viettel – Tập đoàn Viễn Thông Quân đội.
Anh Sơn đã đề xuất nhiều chủ trương, giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh, chỉ đạo điều hành xây dựng mạng lưới rộng khắp, bền vững và hoạt động SXKD đạt hiệu quả cao, doanh thu đạt 956,556 tỷ đồng (100,1% KH).
20. Tráng Seo Pao, sinh năm 1983, dân tộc Mông, Phó Chủ tịch xã Hoàng Thu Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Tốt nghiệp ĐH kiến trúc Hà Nội, anh tham gia Dự án 600 Phó Chủ tịch xã.
Khi về nhận nhiệm vụ Phó Chủ tịch xã Hoàng Thu Phố, anh lập đề án “Xây dựng đường liên gia, ngõ xóm cho nhân dân xã Hoàng Thu Phố”. Anh Pao đã tham mưu, trực tiếp thiết kế và vận động nhân dân đào 2,5 km nền đường liên gia, ngõ xóm; đổ bê tông hơn 2.000 m đường liên gia của thôn Sỉn Chồ và Nhù Sang; hoàn thành 200 nhà vệ sinh và 220 chuồng nuôi gia súc…
M.C