Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường kiểm tra máy lọc nước Karofi đem tặng “làng ung thư”

Tác giả: coaynoiĐăng ngày: 26/02/2016Lần cập nhập cuối: 19/04/2021

Trước khi chương trình Tận tâm vì tương lai Việt bắt đầu, Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đã tiến hành đánh giá khả năng lọc của máy lọc nước Karofi K70 dùng để trao tặng cho các hộ nghèo và các trường học tại các điểm nóng bị ô nhiễm trên toàn quốc. Quá trình đánh giá phải trải qua các bước: Pha mẫu nước đầu vào chứa các chất độc hại (vi khuẩn, kim loại nặng, các hợp chất nito, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, chất phóng xạ…) ở nồng độ cao gấp nhiều lần nồng độ cho phép, cho lọc qua máy lọc nước Karofi lấy mẫu và làm xét nghiệm hóa lý, vi sinh, phân tích mẫu đầu vào, đầu ra để đánh giá khả năng lọc của máy lọc nước Karofi. Sau khi tiến hành làm các xét nghiệm, máy lọc nước Karofi K70 đã được Viện SKNN&MT cấp chứng nhận “Nước qua máy lọc nước Karofi đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước uống trực tiếp (QCVN06-1:2010 BYT).

 Theo ông Trần Trung Dũng – Tổng Giám Đốc công ty cổ phần Karofi Việt Nam, quy trình sản xuất ra máy lọc nước Karofi đạt ISO 9001:2008, và tất cả các sản phẩm đều được đồng bộ và đảm bảo về chất lượng.

Theo ông Trần Trung Dũng – Tổng Giám Đốc công ty cổ phần Karofi Việt Nam, quy trình sản xuất ra máy lọc nước Karofi đạt ISO 9001:2008, và tất cả các sản phẩm đều được đồng bộ và đảm bảo về chất lượng.

Tuy nhiên, để đánh giá khả năng lọc của máy lọc nước Karofi đối với nhiều nguồn nước khác nhau, sau nhiều thời gian sử dụng, trong suốt quá trình triển khai chương trình Tận tâm vì tương lai Việt, song song với quá trình kiểm tra và đánh giá nguồn nước tại các “làng ung thư”, cán bộ của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường cũng tiến hành lấy mẫu để đánh giá khả năng lọc của máy tại các điểm nóng bị ô nhiễm. Gần đây nhất là tại thôn Thống Nhất, xã Đông Lỗ, Ứng Hòa, Hà Nội.

Cán bộ Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường lấy mẫu nước từ bể nước mưa tại thông Thống Nhất làm xét nghiệm.
Cán bộ Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường lấy mẫu nước từ bể nước mưa tại thông Thống Nhất làm xét nghiệm.

Kết quả cho thấy, các mẫu nước sau khi lọc qua máy lọc nước Karofi K70 đều đạt các tiêu chuẩn trong Quy chuẩn quốc gia đối với nước uống trực tiếp (QCVN06-1:2010/BYT)

Được biết, Làng Thống Nhất huyện Ứng Hòa- Hà Nội là làng lọt vào “top 10 làng có tỉ lệ ung thư cao nhất cả nước”. Năm 2014, cả thôn có 347 hộ (1.200 khẩu) nhưng có tới 11 người chết trong đó có 5 người chết vì ung thư, đa phần dưới 50 tuổi. Thôn Thống Nhất được ví như một “ốc đảo” bởi nằm cách biệt với các thôn khác của xã Đông Lỗ. Muốn sang địa phận thôn, từ trung tâm xã phải đi qua một cây cầu bắc qua sông Nhuệ. Thôn được bao bọc bởi con sông Nhuệ có tiếng là ô nhiễm nặng, dòng nước luôn đen kịt và bốc mùi hôi thối.

Theo người dân trong làng, từ nhiều năm trước, người dân vẫn “vô tư” sử dụng nguồn nước ngầm cho sinh hoạt hằng ngày. Vào khoảng năm 2008, sau khi có kết quả xét nghiệm hơn 100 mẫu nước từ các giếng khoan trong làng của Sở Khoa học công nghệ Hà Tây (cũ), người dân mới kinh hoàng biết bấy lâu nay họ phải sử dụng nguồn nước bị nhiễm Asen rất cao, một trong những căn nguyên có thể gây nên căn bệnh ung thư. Trước thông tin này, người dân trong xã đã bảo nhau xây dựng bể chứa nước mưa để sử dụng vào việc ăn uống hằng ngày. Trước tình trạng trên, Karofi đã trao tặng 60 máy lọc nước cho bà con và trường học xã Đông Lỗ.

Kết quả đánh giá của Viện SKNN&MT về chất lượng nước sau khi được lọc qua máy lọc nước Karofi là tuyệt đối an toàn và có thể uống được trưc tiếp, được phổ biến rộng rãi cho bà con yên tâm sử dụng. Anh Vũ Đình Qúy – hiệu trưởng trường THCS Đông Lỗ vui mừng cho biết: “Trước đây nhà trường phải sử dụng nước đóng bình cho các em học sinh uống, dù biết là chưa thực sự an toàn nhưng không còn giải pháp nào khác cả. Nay được Karofi tặng máy lọc nước lại được Viện SKNN&MT trực tiếp về lấy mẫu xét nghiệm thì cả thày và trò chúng tôi đều rất an tâm sử dụng…”

Được biết, xuyên suốt chương trình Tận Tâm Vì Tương Lai Việt, máy lọc nước Karofi vẫn được kiểm tra và đánh giá ngẫu nhiên ở một số “làng ung thư”.

PV