Xúc động với vai diễn thể hiện “nỗi đau xót số phận thời thế, con người…”

Tác giả: coaynoiĐăng ngày: 24/02/2012Lần cập nhập cuối: 09/02/2021
Thí sinh Huỳnh Hải Long (đến từ Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh TPHCM) chọn vai xã hội út Chót trong vở Nẻo về. Trước đó, thí sinh này đã có vai diễn lịch sử lão Đồ trong Bến nước ngũ bồ để lại nhiều ấn tượng.
 
Phân cảnh trong vai diễn, nhân vật út Chót đã từ bỏ nghề kép chánh cải lương, từ bỏ người thầy đã dạy mình những câu xàng xê liu xáng, từ bỏ cả cô người yêu quê mùa để chạy theo tiếng gọi của tình yêu giàu sang, danh lợi. Út Chót theo làm chồng cô gái Ly Ly, được cô giúp đỡ lăng xê trở thành một ca sĩ Châu Vũ Minh nổi tiếng.
 
Sau khi bị vắt kiệt sức làm giàu cho cô Ly Ly, chàng ca sĩ Châu Vũ Minh cũng hết thời, khán giả quay lưng, cô gái Ly Ly cũng rời bỏ bằng một lá đơn ly dị. Thói đời dối trá, điểu cán, Châu Vũ Minh nhận ra sự đau khổ tủi nhục của mình, anh nhớ đến tiếng “xàng xê liu cống” ngày nào, anh lại muốn trở về là một thằng út Chót, trở về màn nhung của sân khấu cải lương.


Xúc động với vai diễn thể hiện “nỗi đau xót số phận thời thế, con người...” - 1
Thí sinh Huỳnh Hải Long thể hiện vai út Chót trong vở Nẻo về
 

Xúc động với vai diễn thể hiện “nỗi đau xót số phận thời thế, con người...” - 2

Út Chót từ bỏ nghề kép cải lương, từ bỏ người yêu quê mùa để theo tình yêu mới giàu sang danh lợi hơn
 

Xúc động với vai diễn thể hiện “nỗi đau xót số phận thời thế, con người...” - 3

Được sự nâng đỡ của tình yêu mới…
 

Xúc động với vai diễn thể hiện “nỗi đau xót số phận thời thế, con người...” - 4

…út Chót trở thành một ca sĩ Châu Vũ Minh nổi tiếng.
 

Xúc động với vai diễn thể hiện “nỗi đau xót số phận thời thế, con người...” - 5

Chàng ca sĩ Châu Vũ Minh bị vắt kiệt sức, và hết thời…
 

Xúc động với vai diễn thể hiện “nỗi đau xót số phận thời thế, con người...” - 6

…khán giả xa lánh…
 

Xúc động với vai diễn thể hiện “nỗi đau xót số phận thời thế, con người...” - 7

…người vợ trẻ cũng bỏ rơi bằng một lá đơn ly dị.

Vai diễn khá hay với ý nghĩa là sự trả giá cho một cuộc đời đua chen, đam mê danh vọng. Thí sinh Huỳnh Hải Long đã diễn rất xúc động, Hải Long cho biết, đây là một vai diễn nhiều tâm trạng nên người diễn phải hiểu được bản chất của vở tuồng là “trèo cao té đau”, cần phải diễn hết sức mình.
 
NSƯT Bạch Tuyết (HĐGK chuyên môn) đánh giá vai diễn của thí sinh Huỳnh Hải Long rất tốt dù trong phần hát, giọng của thí sinh này không được như ý muốn.


Xúc động với vai diễn thể hiện “nỗi đau xót số phận thời thế, con người...” - 8
Không còn gì, Châu Vũ Minh trở lại là một tên út Chót ngày nào ngẫm lại và đau xót thói đời đen bạc
 

Xúc động với vai diễn thể hiện “nỗi đau xót số phận thời thế, con người...” - 9

Út Chót tìm lại với cây đàn truyền nghề của thầy…
 

Xúc động với vai diễn thể hiện “nỗi đau xót số phận thời thế, con người...” - 10

…nhưng đã muộn màng khi thầy dạy không còn nữa.

Tiếp tục một vai độc thoại trên sàn diễn, Hoài Vương (đến từ Đoàn nghệ thuật Tiền Giang) trong phần thi diễn của mình, Vương chọn vai lão Chung qua trích đoạn Cung đàn nước mắt. Tại vòng bán kết trước, Hoài Vương đóng vai Phan Thanh Giản trong vở Cờ nghĩa giồng sơn quy.
 

Xúc động với vai diễn thể hiện “nỗi đau xót số phận thời thế, con người...” - 11

Vai lão Chung trong vở Cung đàn nước mắt do thí sinh Hoài Vương thủ diễn
 

Xúc động với vai diễn thể hiện “nỗi đau xót số phận thời thế, con người...” - 12

Lão Chung sống lang thang mưu sinh bằng tiếng đàn lời hát

Vai diễn lão Chung là một vai bi ai, đó là một lão già hát rong lang thang với đứa cháu nội để kiếm sống qua ngày. Rồi đứa cháu nội cũng bỏ lão ra đi chạy theo tiếng nhạc loạn xạ của vũ trường, bỏ lão bơ vơ một mình.
 
Trong phân cảnh diễn, lão Chung nhớ về đứa cháu, nhớ về những ngày lang thang kiếm cơm bằng tiếng đàn lời hát của hai ông cháu. Ông đàn, cháu hát dù nghèo đói nhưng hạnh phúc biết bao.


Xúc động với vai diễn thể hiện “nỗi đau xót số phận thời thế, con người...” - 13
Lão Chung nhớ về đứa cháu nội đã bỏ lão một mình ra đi.
 

Xúc động với vai diễn thể hiện “nỗi đau xót số phận thời thế, con người...” - 14

Lão nhìn thấy những đêm nhạc quay cuồng đã làm hại cháu nội của lão…
 

Xúc động với vai diễn thể hiện “nỗi đau xót số phận thời thế, con người...” - 15

…lão đau xót tột cùng.
 
Trong một đêm mưa gió, lão Chung nhớ đứa cháu nội da diết. Lão đau xót khi thời gian, bia rượu, những cuộc ăn chơi đã làm hại cuộc đời của cháu nội lão. Trời bỗng nổi cơn giông gió, lão vừa đàn vừa hát, gọi tên đứa cháu nhưng cũng chỉ nghe tiếng bão tố vọng về. Quá đau khổ và tuyệt vọng, lão Chung chết lạnh khi trên tay vẫn còn ôm cây đàn.

Thí sinh Hoài Vương chia sẻ, vai lão Chung trong trích đoạn Cung đàn nước mắt là một vai rất buồn. Do đó, tâm lý của người diễn phải đặt mình vào hoàn cảnh đau khổ nhất, phải nhập tâm mới có thể diễn đạt từ lời hát đến điệu bộ, cử chỉ.

Vai diễn của Hoài Vương được nhà báo Thanh Hiệp (HĐGK báo chí) đánh giá là một vai diễn nhiều cảm xúc.
 

Xúc động với vai diễn thể hiện “nỗi đau xót số phận thời thế, con người...” - 16

Giữa đêm mưa gió, lão Chung rao lên tiếng đàn bi thương để mong cháu trở về…
 

Xúc động với vai diễn thể hiện “nỗi đau xót số phận thời thế, con người...” - 17

…nhưng chỉ nghe tiếng bão tố vọng lại, lão vẫn chờ rồi chết lạnh khi vẫn còn ôm cung đàn gọi cháu.
 
Là nữ thí sinh duy nhất tham gia thi giải xuất sắc lọt vào vòng chung kết, Trần Trúc Ly (SN 1986, đến từ Đoàn cải lương Hương Tràm) cũng đã chọn cho mình vai độc thoại để thi diễn. Trúc Ly chọn vai Lý Chiêu Hoàng trong vở Độc thoại đêm. Trước đó, vai diễn nữ sinh nghiện ma túy Hiếu qua trích đoạn Một phút một thời của Trúc Ly đã gây ấn tượng cho người xem tại vòng bán kết. 
 

Xúc động với vai diễn thể hiện “nỗi đau xót số phận thời thế, con người...” - 18

Thí sinh Trần Trúc Ly trong vai Lý Chiêu Hoàng qua vở Đêm độc thoại

Với Độc thoại đêm, nhân vật là Lý Chiêu Hoàng ở giữa chốn cung đình hoài vọng về một triều đại nhà Lý huy hoàng. Bà xót xa cho số phận mình chỉ là một nữ nhi đã không làm được việc lớn tiếp nối giữ gìn triều đại. Bà căm hờn Thái sư Trần Thủ Độ đã âm mưu lật ngôi của bà để đưa Trần Cảnh lên làm hoàng đế mở đầu cho triều đại nhà Trần sau này.  


 

Xúc động với vai diễn thể hiện “nỗi đau xót số phận thời thế, con người...” - 19

Lý Chiêu Hoàng hoài vọng về triều đại nhà Lý một thời huy hoàng…
 

Xúc động với vai diễn thể hiện “nỗi đau xót số phận thời thế, con người...” - 20

…với bao nỗi sợ hãi, lo âu..
 

Xúc động với vai diễn thể hiện “nỗi đau xót số phận thời thế, con người...” - 21

…và đau đớn khi phận nữ nhi không giữ gìn được triều đại.
 

Xúc động với vai diễn thể hiện “nỗi đau xót số phận thời thế, con người...” - 22

Một Lý Chiêu Hoàng cô độc với thời thế đổi thay.

Nhận trách nhiệm chất vấn thí sinh Trúc Ly, NSƯT Trần Minh Ngọc (HĐGK chuyên môn) hỏi: “Những vai diễn lịch sử về những nhân vật có thật đòi hỏi diễn viên phải cất công tìm hiểu kiến thức lịch sử rất nhiều, em chọn vai Lý Chiêu Hoàng vậy em biết như thế nào về nhân vật này?”. Thí sinh Trúc Ly cho biết em rất thích nhân vật này bởi bà là một người phụ nữ có cuộc đời đau đớn, là một vị vua nhưng cuối cùng phải nhường ngôi rồi bị phế truất tước vị. Trúc Ly cũng đã kể sơ lược tiểu sử của nhân vật Lý Chiêu Hoàng, được ban giám khảo đánh giá tốt về mặt kiến thức.

Đêm chung kết 6 là đêm thi chung kết của 3 thí sinh tham gia thi giải xuất sắc gồm: Huỳnh Hải Long, Hoài Vương và Trần Trúc Ly. Đây cũng là đêm thi cuối cùng của giải thưởng Trần Hữu Trang lần thứ 11. Tối ngày 25/2 tại Nhà hát Truyền hình TPHCM, Ban tổ chức sẽ công bố kết quả các thí sinh đoạt giải vàng ở cả 2 thể loại: triển vọng và xuất sắc.  

 

Huỳnh Hải