“Vua” gà Đông Tảo đồng bằng sông Cửu Long

Tác giả: coaynoiĐăng ngày: 08/11/2014Lần cập nhập cuối: 14/01/2021

Trước đây, tôi nuôi gà thịt, giờ tập trung sản xuất giống mà chưa đáp ứng được nhu cầu”, anh Toản nói. Hằng ngày, buổi sáng là thời gian anh vất vả nhất vì phải chạy “gửi gà giống cho khách hàng”. Bắt đầu lúc nửa đêm, gửi theo xe khách xuống Rạch Giá cho kịp tàu thủy ra Phú Quốc, sau đó gửi đi các nơi khác. Nửa buổi về chăm sóc đàn gà.

 

Theo lời anh Toản, sản xuất giống gà Đông Tảo tương tự trồng dừa sáp (dừa quý) ra ít quả. Gà Đông Tảo đẻ trứng, ấp nở trăm con chỉ được vài con có cặp chân “khủng”. Anh Toản ôm ra con gà nặng gần 6 kg, có cặp chân “khủng” đặc trưng Đông Tảo. Cặp chân đồ sộ đầy vảy thịt, không có vảy sừng như gà thường, màu đỏ au.
 

Anh Toản với con gà nặng gần 6kg có cặp chân “khủng”. 

Anh Toản với con gà nặng gần 6kg có cặp chân “khủng”. 

 

Anh giới thiệu: “Gà có cặp chân “khủng” tựa như cây cảnh, mỗi con mỗi giá, tính tiền triệu. Chúng được bán làm giống hoặc nuôi cảnh. Còn những con có cặp chân trung bình thì nuôi thịt. Giá một con giống từ 100-500 nghìn đồng tùy lớn bé”.

 

Gà Đông Tảo đắt do giống đắt và khó phát triển đàn. Mỗi con gà mái từ khi nở ra phải nửa năm sau, nặng trên 3 kg mới đẻ trứng, một lứa chừng 8 quả mà ấp lại chỉ nở được 50-60%. “May mới được con mái đẻ ngoan chứ có con đẻ vài trứng là ngừng luôn”, anh cho biết. Gà nở ra rồi, anh Toản nuôi giống không rơi rớt con nào vì khí hậu phương Nam ấm áp thích hợp với giống Đông Tảo. Quan trọng hơn, anh đã nắm vững kỹ thuật.

 

Hồi đầu năm 2011, anh ra quê vợ ở tỉnh Hưng Yên học nuôi gà Đông Tảo rồi mua về 200 con giống, nuôi hao hụt mất gần 50%. Anh nói: “Khí hậu trong này ấm áp nhưng lúc giao mùa hay có gió lạnh. Giống gà Đông Tảo lớn nhanh, nhưng mọi con vật lớn nhanh đều hay dính bệnh, nhất là đường hô hấp và tiêu hóa”.

 

Anh nắm được cách phòng trị, từ ngày đầu tiên gà nở cho đến các thời kỳ lớn lên. Khu nuôi gà được thiết kế hai phần, chuồng kín đáo ấm áp và sân cho gà tung tăng phơi nắng để “đỏ đẹp”. Nơi nuôi gà còn được luân phiên, mùa nuôi, mùa cho nghỉ để diệt các loại vi khuẩn, mầm bệnh.

 

Cha anh Toản là cựu chiến binh, rời quân đội về làm nhiều nghề sinh sống, cuối cùng mượn đất nuôi heo. Còn anh Toản lái xe công trình nhưng không nuôi nổi vợ con nên rẽ đường nuôi gà Đông Tảo. Nay cả hai cha con đều đã khá. Riêng anh, mỗi năm thu nhập mấy trăm triệu đồng, đủ sinh sống và phát triển trại gà.

 

Anh tâm sự: “Nhiều người đặt giống đã vượt khả năng sản xuất, nhưng tôi dứt khoát không trộn giống gà lai, chỉ cung cấp gà Đông Tảo thuần để bảo vệ giống quý. Tôi cũng liên kết với trại gà Đông Tảo ở Hưng Yên để lấy thêm giống ngoài đó, chuyển theo đường hàng không”.

 

Theo Sáu Nghệ

Tiền phong