Chóng mặt – “Kẻ phá bĩnh” cuộc vui gia đình
Câu chuyện của người trong cuộc
Chị Thanh Thúy (Bình Dương, 45 tuổi) chia sẻ, cách đây không lâu, cuối tuần, do có một vài người họ hàng tới chơi nên chị cùng con gái đã loay hoay cả buổi sáng làm cơm đãi khách. Nhưng đúng lúc ngồi vào bàn ăn, chị bất ngờ bị một cơn chóng mặt ập đến. Lúc đó, đất trời như nghiêng ngả, đầu óc chị choáng váng, mọi thứ xung quanh như đang xoay vòng. Mọi người lo lắng, dìu chị vào phòng nằm nghỉ. Dù cơn chóng mặt tan đi ngay sau đó nhưng nó cũng đủ làm bữa cơm mất vui đi ít nhiều. Ai cũng lo lắng cho chị, vừa trò chuyện vừa sợ cơn chóng mặt đáng ghét ấy tái diễn…
Những cơn chóng mặt dù không thường xuyên, xảy ra khi thay đổi tư thế, chỉ kéo dài một vài phút cũng là “kẻ phá đám” mà chị Nguyệt (TP. Hồ Chí Minh, 52 tuổi) hay gặp. Chị kể, mới đây, trong dịp lễ 30/04, con trai, con dâu đưa cháu về thăm ông bà, con gái chị cũng dẫn “bạn đặc biệt” về nhà chơi. Trong không khí sum họp đầm ấm, vui vẻ với bữa tiệc BBQ, cơn chóng mặt lại đột ngột “ghé thăm” chị. Chị hoa mắt, chóng mặt, người bồng bềnh như đang lênh đênh giữa sóng biển. Hôm đó, bữa tiệc BBQ của gia đình chị đã phải ngưng lại giữa chừng. Khi đi thăm khám, chị được bác sĩ cho biết rằng, cơn chóng mặt này tuy chưa đáng ngại nhưng vẫn khuyên chị nên chú ý hơn trong dinh dưỡng, bồi bổ sức khỏe, không vận động quá sức, không đột ngột thay đổi tư thế và cho chị thuốc acetyl-DL-leucine để điều trị.
Cách điều trị hiệu quả
Dược sĩ Thanh Thủy (Đại học Y dược TPHCM) cho biết “Có nhiều cách điều trị hiệu quả các cơn chóng mặt, trong đó, sự phối hợp chế độ dinh dưỡng, luyện tập và lối sống lành mạnh, điều độ đóng vai trò quan trọng”. Về dinh dưỡng, do những người thường chóng mặt, choáng váng cần có đủ máu để cung ứng cho cơ quan tiền đình nên việc đáp ứng chế độ ăn giàu chất sắt, đạm là rất cần thiết. Ngoài ra, nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây vào thực đơn hàng ngày để bổ sung vitamin cho cơ thể, a-xít béo omega-3 (có nhiều trong dầu cá) cũng quan trọng với sức khỏe não bộ. Chúng giúp đỡ những tế bào thần kinh thực hiện chức năng truyền thông tin. Bên cạnh đó, nên có chế độ ăn giảm mặn (hạn chế na-tri) và không dùng cà-phê để tránh thay đổi huyết áp, có thể làm tăng triệu chứng chóng mặt.
Ngoài dinh dưỡng, người bệnh nên thiết lập chế độ sinh hoạt lành mạnh, tuân thủ kế hoạch làm việc – nghỉ ngơi điều độ, không thức quá khuya, tập thể dục đều đặn (đi bộ, yoga, khí công…), không đột ngột thay đổi tư thế, giữ tinh thần thoải mái… cũng góp phần hạn chế các cơn chóng mặt.
Để đẩy lui cơn chóng mặt nhanh chóng, hiệu quả, người bệnh còn có thể dùng thuốc chứa hoạt chất acetyl-DL-leucine. Thuốc có tác dụng làm giảm nhanh sự mất thăng bằng, hỗ trợ giúp hoạt động của tiền đình trở nên ổn định hơn. Đây có thể được xem là loại thuốc khuyên dùng cho những phụ nữ trên 40 tuổi không muốn chứng chóng mặt bất ngờ của mình khiến gia đình mất vui hay phải lo lắng quá nhiều cho bản thân mình.
Không ai muốn hình ảnh bản thân trong mắt bạn bè, người thân là người dễ mắc bệnh tật, yếu ớt, là kẻ phá bĩnh các cuộc vui. Phụ nữ ở tuổi “tứ tuần” lại càng quan tâm hơn đến sức khỏe não bộ và biết lo xa để phòng tránh những cơn chóng mặt thình lình. Thế nên, việc thường xuyên thủ sẵn thuốc chứa acetyl-DL-leucine trong ví, túi xách, ngay cả trong tủ thuốc gia đình có thể xem là biện pháp cứu cánh hiệu quả để mọi phụ nữ không còn nặng gánh nỗi lo đầu bất ngờ quay quay để vui sống mỗi ngày.
TANGANIL VỚI ACETYL-DL-LEUCINE
Điều trị hiệu quả chứng chóng mặt. Hết quay quay, vui sống mỗi ngày
Chỉ định: Điều trị chứng chóng mặt. Chống chỉ định: Dị ứng với acetyl leucine hay với một trong số các tá dược có trong thuốc. Dị ứng hay không dung nạp gluten, vì thuốc có chứa tinh bột mì. Tác dụng không mong muốn: Hiếm khi xảy ra: phát ban (đôi khi liên quan đến ngứa), nổi mề đay. Thận trọng: Phụ nữ có thai và cho con bú. Liều dùng: Người lớn uống 3-4 viên/ngày, chia làm 2 lần. Có thể tăng liều trong giai đoạn đầu. Cách dùng: Nên uống vào bữa ăn.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập www.chongmat.com.vn.