Câu chuyện đằng sau vô lăng với phái nữ
Nam giới thường được nhắm tới cho các công việc mang tính chất chuyên sâu hơn, đòi hỏi kỹ năng cao hơn hoặc các công việc yêu cầu di chuyển nhiều như kiến trúc sư, lái xe, kỹ sư và công nghệ thông tin.Trong khi đó, phụ nữ thường được yêu cầu cho các công việc mang tính chất hỗ trợ và văn phòng như lễ tân, thư ký, kế toán, hành chính… Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có những doanh nghiệp không đề ra chính sách vĩ mô nào mà hiện thực hóa tinh thần bình đẳng giới bằng những hành động thiết thực.
Ví dụ như ở công ty công nghệ Uber, khác với nhiều doanh nghiệp taxi truyền thống, số lượng lái xe nữ của Uber xuất hiện khá đều đặn và có xu hướng tăng lên. Uber không có chính sách phân biệt giới tính khi tuyển dụng lái xe. Hình ảnh của những người phụ nữ vừa mềm dẻo, linh hoạt lại vừa tháo vát tạo được thiện cảm với rất nhiều khách hàng ở cả hai giới.
Tạo cơ chế linh hoạt cho các phụ nữ có gia đình
Thống kê cho thấy 2/3 chủ lao động hỏi các ứng tuyển viên nữ các câu hỏi về khả năng làm việc ngoài giờ. Có tới 43% chủ lao động muốn tìm hiểu về tình trạng hôn nhân của người xin việc và 30% hỏi thông tin về kế hoạch sinh con. Những nhà tuyển dụng này giữ định kiến rằng những người phụ nữ bận rộn với công việc gia đình thì sẽ không thể toàn tâm toàn ý với công việc và điều đó sẽ ảnh hưởng đến quyết định tuyển dụng. Ở Uber, những người tài xế nữ đã kể cho khách hàng những câu chuyện rất khác, nơi họ được công nhận và tạo điều kiện để làm việc theo khả năng dù họ có hoàn cảnh gia đình ra sao, trình độ học vấn như thế nào. Chị Đặng Thị Thanh (lái xe nữ 40 tuổi, TP. HCM) chính là một ví dụ điển hình: “Hồi chị hơn 30 tuổi, chị cũng khát khao có gia đình, được làm mẹ như bao người. Nhưng trải qua quá nhiều trắc trở trong hôn nhân, một phần vì gia cảnh khó khăn và không được học hành đầy đủ, nên chị quyết định trở thành một người mẹ đơn thân. Giờ chị 40 tuổi, con gái lên 9, chị đầu quân làm tài xế Uber, ôm xe mới được 9 tuần nay.Chị thấy đời coi vậy chớ cũng hạnh phúc!”
Cơ hội phát triển và thăng tiến cho nữ giới
Đứng ở góc độ tiềm năng và khả năng, không có sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới làm chủ kinh doanh. Tuy nhiên thực tế cho thấy phụ nữ thường gặp nhiều khó khăn hơn trong việc điều hành và phát triển doanh nghiệp, phần lớn là do những kỳ vọng cao của xã hội áp đặt lên phụ nữ như “giỏi việc nước – đảm việc nhà”, sự hạn chế về cơ hội cũng như sự đầu tư cho phụ nữ; cùng với những chính sách hạn chế sự phát triển như độ tuổi về hưu sớm, ít cơ hội thăng tiến.
Uber là một minh chứng cho thấy việc ưu tiên tạo ra một môi trường làm việc bình đằng về giới sẽ tạo ra lợi ích cho cả cả người lao động, doanh nghiệp và toàn xã hội.
Chia sẻ về công việc tại Uber, nhiều lái xe nữ đều bày tỏ sự thỏa mãn khi vừa có cơ hội thu nhập tốt lại vừa được tạo điều kiện phát triển bản thân. Đó có thể là niềm vui rất giản dị “được kết nối với hàng ngàn người lái uber khác trên khắp thế giới, được đưa khách Tây đi chợ Bến Thành, được chở bà già ra chợ, được đưa bà bầu đi khám thai, được rước đứa nhỏ từ trường về, mà tháng có vài triệu để mẹ con sống, không phải phụ thuộc người đàn ông nào” của chị Đoàn Thị Thanh (TP. HCM). Hoặc đó cũng có thể là cơ hội giúp người phụ nữ quen làm công việc văn phòng như chị Thu Hiền (Hà Nội). Chị Hiền chia sẻ “Từ khi lái xe Uber, chị thấy mạnh dạn hơn trong giao tiếp và được tiếp xúc với không ít người thành đạt trong cuộc sống, được họ chia sẻ kinh nghiệm, kĩ năng để tham khảo và học hỏi”. Đồng thời, đó cũng có thể là bước ngoặt để những người phụ nữ như chị Nguyễn Thị Anh Thư (TP. HCM) dám bứt phá ra khỏi công việc ổn định để khởi nghiệp kinh doanh, trở thành đối tác của mô hình doanh nghiệp kiểu mới trên hệ thống toàn cầu. Dù đích đến của những người phụ nữ này là gì, ta đều có thể nhận thấy một điểm chung là họ đang tận hưởng công việc, sẵn sàng cam kết gắn bó với một “ông chủ câm mà hết sức công bằng” (cách nhiêu lái xe nữ gọi Uber).