Trả lời thế nào với 10 câu hỏi “khó nhằn” của trẻ?
1. “Trẻ em được sinh ra như thế nào?”
Đây là câu hỏi thường khiến các bậc phụ huynh lúng túng. Chúng ta thường bịa ra câu chuyện về một con chim mang cậu bé đến nhà vì thật khó để giải thích cho trẻ về tình dục ở lứa tuổi còn nhỏ. Nhưng tốt hơn là các bố mẹ nên trung thực, chỉ cần một chút sáng tạo trong câu trả lời để giúp trẻ hiểu.
Ví dụ “khi hai người yêu nhau như bố mẹ yêu nhau, họ hôn và ôm. Rồi bố sẽ trao cho mẹ một phần tế bào của mình giống như trao một món Tế bào của bố sẽ kết nối với tế bào của mẹ và một đứa trẻ sẽ bắt đầu phát triển trong bụng của mẹ. Đến khi nó lớn đến mức bụng mẹ không còn chỗ cho nó trú ngụ, nó sẽ đòi ra ngoài”. Với những đứa trẻ lớn hơn, bạn có thể bắt đầu giải thích về nguyên tắc hoạt động của trứng và tinh trùng.
2. “Tại sao con trai và con gái lại khác nhau ở chỗ ấy?”
Một câu hỏi nữa liên quan đến giới tính và cơ quan sinh sản mà không phải bố mẹ nào cũng sẵn câu trả lời. Trong vai trò một người lớn, bạn nên hiểu sự quan tâm của trẻ đến bộ phận sinh dục của mình là hoàn toàn tự nhiên. Hãy trả lời câu hỏi này, đừng tỏ ra xấu hổ gì cả.
Bạn có thể nói với con như thế này: “Sự khác nhau được tạo ra khi con trai và con gái sinh ra. Con trai có ‘chim’ và hai tinh hoàn, còn con gái có âm đạo và tử cung để giữ em bé nếu sau này họ mang thai. Họ sẽ yêu nhau và kết nối với nhau giống như hai miếng ghép, và một đứa bé giống con ra đời”.
3. “Con có thể cưới bố/ mẹ khi lớn lên được không?”
Rất nhiều trẻ em hỏi câu hỏi buồn cười này và rõ ràng chúng có sự quan tâm về người khác giới khi con trai thì hỏi cưới mẹ còn con gái thì lại hỏi cưới bố. Cha đẻ của phân tâm học, Sigmund Freud, đã chứng minh nhiều năm trước rằng điều này hoàn toàn bình thường và có thể hiểu được, nên bố mẹ cần nhẹ nhàng giải thích thay vì nhảy dựng lên khi nghe thấy.
Ví dụ, bố mẹ có thể nói “Mỗi người đều có vai trò trong gia đình, chị con không thể trở thành bố và con không thể trở thành bà nội, cũng giống như con không thể trở thành chồng của mẹ” hay “Khi con lớn lên, mẹ con sẽ trở thành một bà cụ già, con vẫn yêu thương và chăm sóc mẹ nhưng con sẽ muốn lấy ai đó cùng tuổi với con, trẻ và xinh xắn. Một người cũng yêu con và hai bọn con sẽ cùng có những đứa con”
4. “Tại sao ông kia béo thế hả bố?”
Nếu bạn đang ở nơi công cộng và đứa con bạn đột nhiên chỉ vào ai đó và nói to nhận xét của nó, đừng vội vàng quát và bắt con im lặng ngay cả khi bạn cảm thấy xấu hổ vì mọi người quay lại nhìn. Có những trường hợp trẻ còn học cách khoan dung với người khác và những thứ khác biệt, bắt một đứa trẻ im lặng mà không giải thích lý do đầy đủ sẽ chỉ khiến chúng tỏ ra bực tức và tiếp tục phản kháng kiểu như “Con nói có gì sai đâu, ông ý béo thật mà”. Thay vì thế, hãy dạy cho con biết rằng con cần học cách chấp nhận người khác.
Ví dụ “Mọi người đều khác nhau… Có người cao, có người thấp, có người béo, có người gầy, có người da trắng, có người da sẫm màu hơn… Con không nên chỉ vào họ và hét lên như vậy vì như thế tức là con đang xúc phạm họ. Nếu con thấy ai trông khác với người bình thường, con có thể hỏi nhỏ mẹ. Mẹ sẽ giải thích cho con mà không làm người khác phật lòng.”
5. “Mẹ yêu con hay em con hơn?”
Những đứa trẻ thường thích hỏi câu hỏi này và bố mẹ cần cẩn thận để không lấy một đứa con ra làm ví dụ cho đứa kia, hay nói bạn yêu em nó hơn vì em biết giúp đỡ bố mẹ và học hành cẩn thận hơn. Câu trả lời của bố mẹ cần công bằng để khuyến khích bọn trẻ.
Bạn có thể nói “Mỗi bọn con đều khác nhau và tình yêu của bố mẹ chia đều cho tất cả bọn con, nhưng bố mẹ bày tỏ tình yêu của mình có một chút khác biệt với từng đứa. Cũng giống như con yêu bố mẹ như nhau vậy.
6. “Điều gì xảy ra nếu bố/ mẹ chết?”
Cái chết của người thân, hay thậm chí là cái chết của con vật nuôi cũng có thể mang đến cho trẻ vô số câu hỏi về sự tồn tại của thế giới, về sự sống và cái chết. Với những câu hỏi kiểu này, bạn phải giải thích nhẹ nhàng, nên hiểu rằng bọn trẻ cần phải biết sự thật.
Ví dụ “Con người, con vật và cây cối đều chết vì đấy là quy luật của thiên nhiên. Một ngày nào đó, mẹ sẽ không ở đây nữa khi mẹ già đi, còn con sẽ trở thành người lớn như mẹ và có con của mình. Nhưng đừng lo lắng, cho đến tận lúc đó xảy ra, con vẫn còn rất rất nhiều năm để vui chơi, để tận hưởng cuộc sống, khám phá và cười đùa với bạn bè”.
7. “Tại sao bố mẹ cãi nhau?”
Trẻ con thường cảm thấy lo lắng và sợ hãi khi bố mẹ cãi nhau về một vấn đề có liên quan hoặc không liên quan đến chúng. Vì thế ngay cả khi chủ đề tranh cãi của hai người rất nghiêm trọng và bạn không đủ kiên nhẫn giải thích cho con ngay lúc đó, hãy dành một thời gian khác và nói cho trẻ biết rằng việc tranh cãi của bố mẹ không phải bắt nguồn từ lỗi của chúng.
Ví du, hãy nói “Người lớn thường cãi nhau vì họ không phải luôn đồng ý với ý kiến của nhau. Giống như bọn con cãi nhau với bạn thì bố mẹ cũng vậy. Nhưng con biết rằng cuối cùng bố mẹ vẫn làm lành vì bố mẹ yêu quý nhau và yêu quý bọn con”.
8. “Bác sĩ có làm con đau không?”
Trẻ con có khuynh hướng sợ gặp bác ĩ, đặc biệt là khi đi tiêm. Hãy giải thích cho trẻ rằng bác sĩ sẽ giúp chúng khỏe mạnh. Đừng đánh giá thấp nỗi sợ của trẻ hay cười nhạo chúng, điều đó chỉ khiến bọn trẻ lo lắng thêm.
Bố mẹ nên nói “Bacs sĩ không làm con đau đâu. Công việc của bác ý là chiến đấu với vi trùng và bệnh tật. Nó có thể đau một chút, nhưng nếu không đi gặp bác sĩ, con sẽ bị ốm và yếu đi rất nhiều. Khi mẹ ốm, mẹ cũng phải tiêm. Mẹ sợ nhưng cuối cùng mẹ vẫn dũng cảm và sau đó mẹ cảm thấy dễ chịu hơn. Con cũng có thể giống mẹ mà”.
9. “Sao mẹ lại bỏ con để đi làm?”
Bọn trẻ thường không thích khi bố mẹ đi làm và để chúng ở nhà hoặc ở nhà người khác, cho dù đó là vào kì nghỉ hè hay khi bọn trẻ nghỉ. Hãy giải thích rằng bạn cần đi làm để có những thứ trong gia đình và nhấn mạnh bạn vui như thế nào khi trở về nhà.
“Mẹ không muốn để con ở nhà, nhưng mẹ phải đi làm, mẹ không có lựa chọn khác vì công việc là rất quan trọng. Tuy nhiên, con hãy nhớ là mẹ rất vui khi gặp con vào buổi chiều. Bây giờ con hãy cầm cái vòng này của mẹ, và mẹ cầm con siêu nhân này của con, chúng ta sẽ luôn cảm thấy ở bên cạnh nhau dù không phải như vậy.”
10. “Tại sao mẹ được phép còn con thì không?”
Câu hỏi này phản ánh sự đối lập giữa cách bố mẹ nói với con và cách bố mẹ làm trên thực tế. Bạn không nên sợ khi thừa nhận rằng bạn không phải một tấm gương hoàn hảo. Cần giúp trẻ hiểu chúng không thể luôn luôn học theo cách cư xử của bạn và lặp lại tất cả những gì bạn làm.
Hãy nói “ Đúng, bố hút thuốc và đôi khi bố thức đêm ngồi trước máy tính, nhưng bố không muốn con lặp lại các sai lầm của bố… Đây là những thói quen xấu và bố cần phải học cách từ bỏ chúng để trở thành người tốt hơn.”
Thảo Nguyên
Theo BM