Giới trẻ đến vũ trường: Đi một lần cho biết?
Theo nhận xét của nhiều dân chơi, thời gian gần đây, hoạt động của các vũ trường từ Bắc chí
Mỗi tối cuối tuần, con đường chạy qua vũ trường số 1 đất Hà
Minh và nhóm bạn sinh viên Đại học Ngoại thương của mình trước vẫn đều đặn vào vũ trường để “đổi gió” thì nay lại đắn đo. Lý do: “Chúng tôi không phải dân lắc. Vào vũ trường cũng chỉ uống bia, nước khoáng và nhảy nhót. Nếu không dùng rượu ngoại thì chi phí cho một lần vào vũ trường cũng không phải là quá đáng. Nhưng nếu vũ trường bị kiểm tra và có kẻ nào đó dùng ma túy thì kiểu gì cả bọn cũng bị rắc rối lây. Nhỡ đâu lại bị một kiểu ảnh lên báo thì biết giải thích thế nào với nhà trường và gia đình đây?”.
N.Tuấn tâm sự đầy “bức xúc”: “Tôi không hiểu vì sao vũ trường lại bị coi như một ổ tệ nạn còn những người tới đó thì bị xã hội đánh đồng rặt một lũ ăn chơi đàng điếm. Tôi từng có thời gian học tập tại nước ngoài, tại đó, vũ trường là nơi xả stress, một hình thức giải trí lành mạnh của giới trẻ. Hiện tại, tôi có một việc làm với thu nhập cao và việc chúng tôi lựa chọn vũ trường là nơi giải trí thì chẳng có gì sai.”.
Cùng quan điểm với Tuấn, nhiều người khẳng định rằng vũ trường là nơi xả stress hiệu quả và là địa chỉ quen thuộc của họ. Bác Mai, nhà ở phố Tuệ Tĩnh, năm nay đã gần thất thập nhưng vẫn là một vũ sư có tiếng ở đất Hà Nội thì lại có cái nhìn khá thoáng về vấn đề này. Theo bác, khi còn trẻ, ai cũng mê những giai điệu gấp gáp và không khí sôi động của vũ trường. Đến một độ tuổi nào đấy thì mọi người lại tìm thấy niềm say mê ở những bước nhảy cổ điển duyên dáng. Việc những người trẻ tuổi và thậm chí cả những bậc phụ lão “đức cao vọng trọng” tới vũ trường là hoàn toàn bình thường. Các cơ quan chức năng nên tìm cách tiêu diệt tệ nạn xã hội ở tận gốc chứ không nên cứ khó quản lý thì lại cấm.
Dù vậy, ấn tượng xấu về những thú vui thác loạn cùng mức chi phí cao cho một buổi “dancing” vẫn khiến nhiều người ngoảnh mặt với thú giải trí này. Rất nhiều người cho rằng tốt hơn hết là không nên đến nơi này bởi dễ bị… cám dỗ. Đã tốt nghiệp đại học và đi làm được vài năm nhưng Lan chưa một lần dám đặt chân vào những tụ điểm ăn chơi có vẻ sành điệu. Không ít lần bị đám bạn chê là “quê mùa” nhưng Lan vẫn giữ quan điểm của mình: “Việc lựa chọn thú giải trí nào là quyền của mỗi người. Riêng cá nhân tôi cho rằng dù nói gì đi nữa thì môi trường ở các hộp đêm, sàn nhảy cũng có nhiều cám dỗ không tốt”.
Cũng với câu hỏi: “Bạn quan niệm thế nào về việc đi vũ trường”, điều bất ngờ là đa số độc giả lại đồng tình với phương án “thử một lần cho biết”. 43,2% (5477 phiếu) người tham gia bình chọn đều cho rằng dù gì cũng nên tới vũ Bạn Hoàng Minh kể lại: “Ai chưa đi vũ trường lần nào thì đều có tâm lý vừa tò mò vừa sợ sệt. Thế nên tôi và mấy đứa bạn đều quyết định đi thử cho biết. Trước đó, tôi đã phải dò hỏi ‘đường đi nước bước’ cùng giá cả trước cho đỡ quê. Cuối cùng cả bọn gần chục mống cũng hiên ngang vào vũ trường, bấm bụng gọi một chai John nhỏ giá 800 nghìn, khiến các em tiếp rượu lườm muốn rách mắt…”.
Tuy nhiên, có một thực tế là hầu hết những dân chơi sành điệu mắc nghiện không khí vũ trường cũng đều từ những lần “thử cho biết”…
Theo Ngôi Sao