Những sự thật về tình yêu du học
Yêu bên xứ người…
Nếu như trước đây những người đi du học đa số thường rơi vào hai bộ phận: nhà có điều kiện hoặc đạt học bổng thì nay hàng loạt những kiểu du học “giá rẻ” đã khiến rất nhiều teen “dứt áo ra đi” quyết một lần sang nước ngoài. Cộng đồng du học sinh phát triển không ngừng ở các nước làm nảy sinh thêm nhiều chuyện “dở khóc dở cười”.
Hai từ “Du học” mới nghe thì bóng bẩy dễ làm lóa mắt người khác. Nhưng thực chất chỉ có những người đã từng “nếm cơm” nước người mới hiểu du học đồng nghĩa với việc bạn phải học thực sự và “cày” chăm chỉ. Tuy nhiên, không phải ai cũng ý thức được điều này trước khi đi.
Tuấn
Phương học hết lớp 12 nhất định không chịu thi đại học, nài ép bố mẹ cho sang Sing. Tuy nhà chỉ ở mức khá nhưng vì chiều con nên bố mẹ cũng cố gắng để Phương đi. Bao nhiêu quyết tâm ở nhà nhanh chóng xẹp xuống sau khi Phương cứ lẹt đẹt học tiếng cũng không nên hồn. Nhưng bây giờ vác mặt về thì quê lắm, Phương đành phải cố mà ở lại. Học thì kém, nhưng bảng thành tích yêu lại dài hơn cả bài luận tiếng Anh. Phương giải thích: “Nếu không yêu thì buồn chết, học đã không hiểu, bạn bè không có thì phải yêu cho đỡ cô đơn thôi”. Một số anh người yêu của Phương sẵn sàng cung cấp tiền để cô mua đồ hiệu, sắm sửa túi và quần áo cho “bằng bạn bằng bè”, thế thì “tội gì mà không yêu”.
Khá nhiều du học sinh ngoài học, ăn thỉnh thoảng đi bar, pup thì chẳng biết làm gì hơn. Kiếm việc làm thêm không phải quá đơn giản như mọi người thường nghĩ, đặc biệt với những nước giới hạn thời gian làm việc, độ tuổi và năm học của du học sinh. Hơn nữa, không phải ai cũng muốn làm parttime các công việc “tay chân” để nhận chút tiền ít ỏi. Vì thế yêu là cách “giải trí” nhanh nhất, lại “có lợi” với nhiều người . Dù đã có người yêu ở Việt
…Về nhà giải quyết hậu quả!
Yêu vừa để bớt cô đơn, vừa để dựa dẫm, lợi dụng lẫn nhau nhưng khi có “ sự cố” xảy ra thì con gái lại là những người phải gánh chịu đầu tiên.
L.Anh (Quảng Châu) ngỡ ngàng vì T, bạn ở cùng phòng vừa mới sang được 1 tháng đã sắp xếp quần áo về nước. Mãi về sau L.Anh mới biết T muốn bỏ cái thai trong bụng nhưng vì chưa thạo tiếng nên phải về nhà giải quyết. Đây cũng đã là lần thứ hai người bạn cùng phòng của L.Anh phải về giải quyết hậu quả trong vòng chưa đầy một năm.
M.Hương học 4 năm ở Quảng Châu, có người yêu được 3 năm và cũng đã 3 lần bị “dính”. Lần thứ 3 “dính” tuy không muốn bỏ vì sợ sau này không còn khả năng làm mẹ nhưng “chẳng còn lựa chọn nào khác. Anh ấy không muốn thế và ngay từ đầu bọn mình cũng đâu có xác định gì!”, Hương nói. Lần này Hương không về Việt
Cho con đi học trường cấp 3 tư thục tại Sing chắc hẳn bố mẹ K.L không bao giờ nghĩ rằng chuyến về thăm nhà, thăm bố mẹ đột xuất của K.L là để kết hợp với việc bỏ thai. Vẫy tay chào bố mẹ để bước vào phòng chờ, K.L còn nói với cô bạn đi cùng: “Về thế này lại hóa hay. Được cho thêm tiền mày ạ!”.
Luật phá thai ở một số nước khá khắt khe, đặc biệt quy định số tuần tuổi thai nhi có thể phá khiến cho nhiều du học sinh khi trót “dính” chỉ có cách về nước để giải quyết hậu quả. Tú (Sing) vừa treo status than thở: “Hết tiền” vì phải mua vé máy bay cho người yêu về nước giải quyết “hậu quả”. “Rồi khi nào nó sang lại ì èo chết mệt mất thôi. Tháng này không phải đi ăn xin bọn bạn hơi phí!”, Tú nói thêm. Vui miệng, cậu còn kể chuyện thằng bạn đang học Alevel ở Anh với bạn gái nó cũng vừa bị “dính”: “Thằng này nó yêu con kia thật lòng chứ không như em. Ở Anh có tiền là xong thôi vì luật bên ấy dễ, tận 24 tuần tuổi vẫn vô tư”.
A.Ngọc cựu du học sinh ở Mỹ cho biết: “Bọn nó yêu nhau nhan nhản nên chuyện này thỉnh thoảng cũng có xảy ra. Thực ra trong những chuyện này con gái bao giờ cũng thiệt thòi. Con trai chỉ mất tiền thôi. Con gái đi du học mà không biết kiềm chế mình sau này nhìn chẳng còn ra hình người nữa ấy”.
“Du học và yêu đương kiểu này sau một thời gian có khi lại chỉ biết “du”, rồi bị đuổi thẳng về nước chứ học hành cái gì nổi!”, Hoa, một teen đang có ý định đi du học sau khi được bạn kể cho đã lắc đầu nhận xét như vậy.
Theo PandaKênh 14.vn