TokyoLife để cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn
Theo đó, những NKT tham dự vào chương trình này sẽ được huấn luyện nghề may để có thể làm được những sản phẩm đơn giản, đảm bảo được mức thu nhập ổn định hằng tháng. TokyoLife cũng tiến hành thuê nhà tại địa điểm rất gần nơi làm việc, đảm bảo đời sống tiện nghi, sạch sẽ cho NKT làm việc tại đây.
Khu nhà ở khang trang sạch sẽ, TokyoLife mong muốn NKT có thể yên tâm làm việc và có nơi ở ổn định khi làm việc và học nghề tại đây
Theo chia sẻ từ Lãnh đạo công ty, TokyolLife xem mình như cái nôi để đào tạo và hỗ trợ NKT có được một cái nghề, mang họ tới với cộng đồng người không khuyết tật để vừa giúp NKT hoà nhập cuộc sống đời thường, vừa giúp người không khuyết tật trong công ty cảm nhận được nghị lực và giá trị sống từ những con người kiên cường đang làm việc cùng họ. Từ đó, cũng giúp TokyoLife xây dựng một môi trường làm việc trách nhiệm, sẻ chia và đầy tình yêu thương.
Người lao động khuyết tật được tiếp cận các bước cơ bản của quá trình làm việc dưới sự đào tạo và hướng dẫn từ phía TokyoLife
Các anh chị cũng cho biết, NKT tham gia chương trình có thể làm việc lâu dài tại TokyoLife hoặc nhận sản phẩm làm tại nhà. Trong trường hợp họ có chí lập nghiệp, hoàn toàn có thể trở thành đối tác gia công cho công ty.
Với kỳ vọng thực hiện dự án này một cách bài bản và ý nghĩa, tháng 5 vừa qua TokyoLife đã ký kết thoả thuận hợp tác với Hiệp hội NKT Thành phố HN. Theo đó, Hiệp hội sẽ đóng vai trò đối tác lâu dài tham gia vào hoạt động tư vấn thiết kế nhà xưởng, tuyển dụng và đào tạo nhân sự NKT. Đồng thời, Hiệp hội cử đại diện làm việc với TokyLife trong công tác quản lý và hỗ trợ đối với các NKT làm việc tại công ty.
30 người lao động khuyết tật và gia đình đã tham dự sự kiện cùng với đại diện của Hội NKT Hà Nội và TokyoLife
Tại buổi lễ , bà Phan Bích Diệp – Phó chủ tịch thường trực Hội NKT thành phố Hà Nội đã đánh giá cao dự án và cho rằng đây là một cơ hội để anh chị em NKT được hòa nhập trong môi trường thân thiện, nơi mà NKT được tôn trọng, được tạo điều kiện thuật lợi để phát huy khả năng của mình, đóng góp vào sự phát triển của công ty và tạo dựng cuộc sống tự lập của bản thân mình, đón nhận những cơ hội tốt đẹp mới mở ra trong cuộc sống.
Dự án là một sự quyết tâm, nỗ lực chung tay hành động cùng toàn XH của doanh nghiệp đối với NKT. Qua đó mang lại tay nghề, việc làm góp phần nâng cao đời sống vât chất, tinh thần cho NKT.
Nhưng ngoài sự nỗ lực của doanh nghiệp, người lao động khuyết tật cũng cần phải có sự cố gắng hoặc hỏi nhằm nâng cao kiến thức từ chính các đồng nghiệp, tham gia các hoạt động chung, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của công ty, đoàn kết giúp đỡ nhau và đóng góp vào sự phát triển chung của đơn vị và cho cuộc sống chính mình ngày một tốt đẹp hơn.
Theo ước tính, số lượng NKT ở Việt Nam khoảng xấp xỉ 7,8% tổng dân số (khoảng 6,100,000 người).
Tại Hà Nội, hiện có hơn 99,000 người khuyết tật trong đó người khuyết tật đang trong độ tuổi lao động chiếm hơn 30%. Phần lớn trong số đó chưa có việc làm ổn định. Hội hiện đang có hơn 10.000 hội viên cá nhân tại 30 đơn vị Hội cấp quận/huyện.
Hội NKT Hà Nội sẽ phối hợp với TokyoLife thực hiện dự án: “Chung tay vì cộng đồng” nhằm tạo điều kiện cho người khuyết tật có việc làm bền vững thực hiện tầm nhìn và sứ mệnh của TokyoLife cũng như mục tiêu của Hội NKT Hà Nội là thúc đẩy thực hiện quyền có việc làm của người khuyết tật
Hà Thu