Gửi các cô gái : Chưa sẵn sàng thì đừng cưới, đừng làm lỡ dở cuộc đời của nhau chỉ vì sợ ế

Tác giả: Hoàng AnhĐăng ngày: 13/10/2018Lần cập nhập cuối: 10/06/2020

Bạn bè bên cạnh đều đã có đôi có cặp và bạn cảm thấy đã đến lúc mình nên ổn định cuộc sống. Nhưng chẳng lẽ chỉ vì áp lực khi thấy người khác hạnh phúc mà phải “nhắm mắt” kết hôn?

Không có gì đáng sợ bằng việc một cô gái đồng ý kết hôn với một ai đó mà vẫn còn chút do dự, tiếc nuối hoặc đắn đo. Cũng từng rất nhiều lần bạn nghĩ đến hôn nhân, đến đời sống vợ chồng tuy nhiên trong đầu bạn có vô vàn câu hỏi nghi ngờ cuộc hôn nhân đó. Rằng liệu bạn có trao gửi cuộc đời cho đúng người, rằng bạn đã chuẩn bị đầy đủ để sống một cuộc sống hoàn toàn mới mà mình phải chăm lo và có trách nhiệm với tất cả hay chưa?

Đừng vội kết hôn chỉ vì người khác đều làm vậy, để rồi khiến cả hai đều lỡ dở. Nhưng nếu có những dấu hiệu này chứng tỏ bạn đã thực sự sẵn sàng cho một cuộc hôn nhân rồi đấy.

1. Bạn biết lý do mình muốn lập gia đình

Những hình ảnh về bộ vest đen và váy cưới trắng tràn ngập trên trang cá nhân Facebook của bạn có phải là điều bạn muốn? Bạn chỉ muốn cho tất cả mọi người thấy bạn đã kết hôn hay bạn muốn chung sống với nửa kia của mình tới cuối đời?

Hãy nghĩ về lý do tại sao bạn muốn lập gia đình. Bạn muốn sống bên người yêu cả đời hay chỉ muốn hai người tiếp tục hẹn hò như bây giờ? Hãy tự hỏi mình những câu hỏi khó để chắc rằng bạn đã sẵn sàng nắm tay người ấy bước qua cánh cửa hôn nhân.

2. Bạn chuẩn bị cho một cuộc hôn nhân, chứ không phải một đám cưới

Lễ cưới sẽ là một bữa tiệc linh đình và vui vẻ, là cơ hội để bạn gặp gỡ tất cả bạn bè và người thân ở cùng một nơi. Nhưng đó có phải lý do bạn kết hôn? Bạn chỉ muốn có một bữa tiệc lớn và trở thành tâm điểm của sự chú ý?

Đám cưới sẽ chỉ kéo dài vài giờ nhưng một cuộc hôn nhân sẽ kéo dài mãi mãi. Đừng lên kế hoạch cho một ngày, hãy chuẩn bị cho phần đời còn lại của bạn. Hãy suy nghĩ về cuộc sống hàng ngày của bạn sẽ ra sao với chồng/vợ của mình, ngay cả khi bạn không phải nhân vật chính của bữa tiệc nữa.

3. Bạn đã từng sống cho chính mình

Các nghiên cứu cho thấy, tốt nhất nên đợi đến khi bạn từ 25 tuổi trở nên hãy nghĩ tới kết hôn. Đó là khi bạn đã đủ trưởng thành và có cái nhìn chín chắn hơn về cuộc đời. Điều này không có nghĩa là bạn phải hẹn hò với đủ kiểu người, nhưng ít nhất bạn đã có cơ hội gặp gỡ nhiều tuýp người khác nhau và nhận ra những gì bạn muốn và không muốn ở người bạn đời của mình.

4. Tình cảm của hai bạn đủ sâu đậm

Ban đầu, hai bạn tìm hiểu nhau, rồi có những cuộc hẹn hò, những cái nắm tay, nụ hôn… tất cả đều mang một màu hồng lãng mạng và ngọt ngào nhưng khi đã xác định tiến tới hôn nhân, bạn phải suy nghĩ về một mối quan hệ sâu sắc hơn và chấp nhận sự thật rằng đời không phải luôn có màu hồng.

Một mối quan hệ sâu sắc hơn tức là hai bạn sẽ tin tưởng nhau, cùng chia ngọt sẻ bùi, cùng nhau đương đầu với những khó khăn của cuộc sống.

5. Bạn hiểu và tin tưởng người ấy

Chu dù hai bạn bên nhau bao lâu, bạn cũng nên hiểu rõ về nửa kia của mình. Đừng kết hôn chỉ vì hai người đã yêu nhau 4 năm. Hãy kết hôn vì bạn hiểu về người ấy, bạn biết quá khứ và cũng biết ước mơ về tương lai của anh/cô ấy ra sao.

Bạn có thể hoàn toàn tin tưởng vào người ấy và chấp nhận con người thật của họ. Bạn biết tất cả mọi điều về nửa kia và vẫn trao trọn trái tim mình cho người ấy. Niềm tin là điều kiện cần cho một cuộc hôn nhân, vậy nên hãy chắc rằng bạn có thể tin tưởng hoàn toàn vào cô/anh ấy.

6. Bạn không muốn thay đổi nửa kia

Đừng kết hôn với khác chỉ vì bạn nghĩ bạn có thể thay đổi được con người họ. Hãy làm đám cưới vì bạn yêu người ấy. Những lời thề thốt, hứa hẹn trong đám cưới sẽ chẳng thể thay đổi được ai. Đừng mong một cuộc hôn nhân sẽ thay đổi được mối quan hệ của hai bạn hiện giờ, bởi hôn nhân không thể chữa lành bất kỳ rạn nứt tình cảm nào.

7. Hai bạn cùng giải quyết mâu thuẫn với nhau

Đừng cố che giấu các vấn đề và nghĩ rằng chỉ cần quên chúng đi thì bạn sẽ cảm thấy khá hơn. Sự thật là, bạn càng làm vậy thì mâu thuẫn càng thêm gay gắt và xung đột sẽ nổ ra sau đó. Hãy cùng nhau giải quyết các vấn đề trước tiên. Bởi nếu rắc rối vẫn tồn tại, hai bạn không thể ngồi lại thẳng thắn nói chuyện với nhau. Xóa bỏ mọi xung đột và xây dựng một mối quan hệ nhường nhịn nhau là nền tảng vững chắc cho một cuộc hôn nhân bền vững.

8. Hai bạn lập kế hoạch “trăm năm”

Một khi đã nghiêm túc và quyết định tiến tới hôn nhân, hai bạn cần lập kế hoạch với nhau về tương lai. Và nếu đã có kế hoạch hay mục tiêu từ trước, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ trao đổi với anh/cô ấy và cùng nhau thực hiện.

9. Gia đình và bạn bè của bạn đều thích người ấy

Khi mới yêu, bạn thấy không điều gì có thể ảnh hưởng đến tình yêu của mình, chỉ cần bạn thích người ấy là được. Nhưng một khi đã quyết định kết hôn, bạn sẽ nhận ra rằng có rất nhiều vấn đề.

Bạn đầu bạn chẳng quan tâm rằng bố/mẹ bạn không thích anh/cô ấy. Chẳng sao cả, vì khi đó hai bạn mới trong giai đoạn hẹn hò, tìm hiểu. Nhưng qua thời gian, vết rạn nhỏ này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và mối quan hệ giữa hai bạn. Nếu gia đình và bạn bè của bạn đều không thích người ấy của bạn, vậy ai sẽ ủng hộ hai người đây? Nên nhớ rằng, gia đình và bạn bè đều luôn muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với bạn, và nếu họ nghĩ mối quan hệ của bạn đang có vấn đề, tốt nhất bạn hãy thử lắng nghe.

10. Bạn không thể sống thiếu người ấy

Bạn yêu người ấy, bạn không thể tưởng tượng ra một cuộc sống mà không có người ấy bên cạnh. Nếu bạn biết mình không thể hạnh phúc bên ai khác ngoài người ấy, không thể là chính mình nếu không có người thì hãy kết hôn và tận hưởng quãng đời tươi đẹp bên người mình yêu đi thôi, bởi bạn đã hoàn toàn sẵn sàng cho cuộc sống hôn nhân rồi đấy.

Tổng hợp

Hoàng Anh
    Không ngừng chia sẻ và cho đi để sống hạnh phúc hơn mỗi ngày.